Trang chủ > Tin tức, sự kiện

Khuyến cáo phòng chống bệnh tay chân miệng

Bệnh Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thuộc nhóm Enterovirus gây ra, bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh lưu hành quanh năm nhưng tập trung vào giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12.
Bệnh tay chân miệng là gì ?
Bệnh Tay chân miệng là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn.
Dấu hiệu nhận biết của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Bệnh phổ biến ở nhiều nước châu Á.


Cho đến nay bệnh Tay chân miệng chưa có vắc xin phòng và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên mặc dù hầu hết ca bệnh đều diễn biến nhẹ nhưng một số trường hợp bệnh thể nặng có thể gây biến chứng nguy hiểm (viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp...) dẫn đến tử vong.  

Để chủ động phòng chống bệnh Tay chân miệng, Trung tâm Y tế TP Cẩm Phả, Bộ Y tế khuyến cáo người dân, cộng đồng thực hiện các biện pháp sau:

1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tốt nhất là rửa dưới vòi nước chảy (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
2. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; dụng cụ ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, dụng cụ ăn uống như bát, đĩa, thìa, cốc, đồ chơi chưa được khử trùng.
3. Thường xuyên lau rửa đồ chơi của trẻ, lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
4. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
5. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom, đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
6. Khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị.

TTYTCP - TTGDSK



Các tin liên quan:
  Bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm. Hãy hành động vì một hành tinh xanh.
  Hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống bệnh Chagas 14/4
  Tập huấn chương trình phòng chống bệnh Ký sinh trùng, Sốt rét năm 2024
  Tập huấn chương trình phòng chống bệnh Dại năm 2024
  Đảm bảo công tác an toàn vệ sinh thực phẩm trong cơ sở giáo dục có tổ chức ăn bán trú cho học sinh.
  Tập huấn cho cán bộ phụ trách công tác Dược tại Trạm Y tế
  THÔNG BÁO MỜI CHÀO GIÁ DỊCH VỤ TƯ VẤN
  Chi Đoàn TTYT tổ chức tọa đàm kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2024)
  THÔNG BÁO MỜI BÁO GIÁ DỊCH VỤ THẨM ĐỊNH GIÁ
  Vì một môi trường làm việc không khói thuốc lá
  Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống Lao 24/3/2024
  Hưởng ứng Ngày Nước thế giới 22/3/2024
  Hưởng ứng Ngày Hội chứng Down thế giới 21/3
  THƯ MỜI CHÀO GIÁ Khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ, viên chức người lao động năm 2024
  Hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3/2024
   NỔI BẬT
Bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm. Hãy hành động vì một hành tinh xanh.
Hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống bệnh Chagas 14/4
Tập huấn chương trình phòng chống bệnh Ký sinh trùng, Sốt rét năm 2024
Tập huấn chương trình phòng chống bệnh Dại năm 2024
Đảm bảo công tác an toàn vệ sinh thực phẩm trong cơ sở giáo dục có tổ chức ăn bán trú cho học sinh.
Tập huấn cho cán bộ phụ trách công tác Dược tại Trạm Y tế
   ĐANG ONLINE
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ CẨM PHẢ
Chịu trách nhiệm chính: Vũ Đức Phan - Giám đốc Trung tâm
Cơ quan chủ quản: Sở Y tế Tỉnh Quảng Ninh
Giấy phép xuất bản: Số 86/GPTTĐT-STTTT ngày 19/10/2022 của Sở Thông tin truyền thông
Địa chỉ: Số 445 đường Trần Phú, Cẩm Trung, Cẩm Phả. Quảng Ninh
Điện thoại: 02033.862.285 / Fax: 02033.862.048
Email: vanthu.ttyttpcp@gmail.com