Trang chủ > Phòng chống dịch bệnh

Mẹo phòng tránh ngộ độc rượu trong trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa Lễ hội Xuân năm 2018

Rượu, bia được coi là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp liên hoan, cưới hỏi,... đặc biệt là khi Tết đến, xuân về. Trong những ngày này lượng rượu, bia tiêu thụ nhiều hơn, cùng với đó là số người nhập viện do say rượu, bia, thậm chí bị ngộ độc rượu cũng tăng cao hơn.

Nguyên nhân của ngộ độc rượu là do lạm dụng rượu, uống rượu vượt quá mức chấp nhận của cơ thể, do sử dụng rượu không đảm bảo an toàn thực phẩm như: uống phải rượu pha cồn công nghiệp methanol hoặc ethylene glycol; do uống rượu ngâm với thảo mộc (như lá, rễ, hạt cây) hoặc ngâm với động vật (như mật, phủ tạng…)

Trong 1 “đơn vị rượu” thường có từ 8-14g rượu nguyên chất chứa trong dung dịch đó. Mỗi đơn vị tương đương: 1 lon bia 270-330ml 2-12 độ hoặc 1 chén rượu vang 125ml 9-18 độ hay 1 chén rượu mạnh 40ml 40 độ. Nam giới uống quá 3 đơn vị rượu/ngày; nữ giới uống quá 2 đơn vị rượu 1 ngày được coi là lạm dụng rượu.

Uống rượu lâu ngày dẫn đến nghiện rượu, sút cân, chán ăn, ỉa chảy do tổn thương gan và ruột; da, niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu; thoái hóa gan, xơ gan, có thể ung thư gan; nhồi máu cơ tim, mất trí nhớ, run, rối loạn tinh thần…

Phụ nữ mang thai uống nhiều rượu có thể gây sinh non, ảnh hưởng đến phát triển thể chất, tinh thần, trí tuệ của đứa trẻ, gây ngộ độc cho thai nhi.

Để phòng ngừa ngộ độc rượu bia trong dịp Tết, cần thực hiện các nguyên tắc sau:

- Không uống cồn công nghiệp và rượu có hàm lượng Methanol trên 0,1% vì có thể gây mù mắt và tử vong.

- Không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày.

- Không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân.

- Không uống rượu khi: Không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị.

- Trẻ em dưới 16 tuổi không được uống rượu bia.

Triệu chứng ngộ độc rượu

Ở nước ta tồn tại nhiều loại rượu (tự nấu, tự pha chế và rượu nhập ngoại), trong đó loại tự nấu, nhất là loại rượu tự pha chế có sử dụng chất methanol thì cực kỳ độc hại. Bởi vì methanol (tức cồn công nghiệp) là loại không được phép sử dụng để uống, chỉ sử dụng trong công nghiệp. Trong rượu bình thường hay còn gọi là rượu bia thực phẩm là loại có chứa chất cồn ethanol. Tuy được dùng để pha chế đồ uống giải khát nhưng bản thân ethanol cũng là chất có thể gây ngộ độc rượu nếu dùng quá mức cho phép. Ethanol có khả năng ức chế làm suy yếu hệ thần kinh trung ương, gây giảm hoạt tính các nơron thần kinh.

Ngộ độc rượu loại ethanol thường có cấp tính và mạn tính. Ngộ độc cấp tính trong giai đoạn đầu có dấu hiệu kích thích (người thấy sảng khoái, nói nhiều, các vận động phối hợp đã bị rối loạn). Sau đó là giai đoạn ức chế biểu hiện giảm phản xạ gân xương, tri giác giảm, mất khả năng tập trung tư tưởng, có nguy cơ giãn mạch ngoại vi, hạ huyết áp và có thể tử vong, nếu không cấp cứu kịp thời.

Ngộ độc mạn tính bởi uống rượu kéo dài dẫn đến sút cân, chán ăn, tiêu chảy (do tổn thương gan và ruột), da xanh tái (do thiếu máu), tổn thương gan (thoái hóa gan, xơ gan, có thể ung thư gan), mất trí nhớ, run, rối loạn tâm thần.

Nguy hiểm hơn và thường dẫn đến chết người là uống rượu tự pha chế có chứa methanol (cồn công nghiệp). Methanol sau khi được uống vào sẽ chuyển hoá thành foc-man-đê- hít (formaldehyt), sau đó thành axít fócmic (formic acid). Chính những chất này gây độc cho gan, thận (gây suy thận cấp, viêm gan nhiễm độc), đặc biệt là gây toan hóa máu nặng nề. Triệu chứng đầu tiên là chán nản, lú lẫn, ngủ li bì.

Triệu chứng nhiễm độc có thể xuất hiện chậm sau 18 - 24 giờ, bao gồm đau đầu, nhìn mờ, nhìn có màu trắng, buồn nôn, nôn, thở nhanh, suy hô hấp. Nhiễm độc methanol nặng sẽ gây hôn mê, co giật, tụt huyết áp và tử vong nhanh chóng.

VSATTPXN - TTYTCP



Các tin liên quan:
  Hỏi đáp về tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi
  Những điều cần biết về tình trạng sức khỏe hậu COVID-19
  Danh sách số điện thoại Lãnh đạo Phòng Y tế, Trung tâm Y tế, CBYT khoa Kiểm soát dịch bệnh, Lãnh đạo Trạm Y tế 16 xã, phường Trên địa bàn thành phố Cẩm Phả
  VẮC XIN ABHAYRAB 0,5ML (ẤN ĐỘ) PHÒNG BỆNH DẠI
  VẮC XIN SYNFLORIX (BỈ) PHÒNG CÁC BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN
  Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2
  Đảm bảo ATTP trong Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm 2021
  Bảo đảm an toàn thực phẩm đối với gia đình trong phòng chống dịch Covid- 19
  Bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống Covid 19 tại bếp ăn tập thể, nhà hàng, trường học.
  Triển khai hoạt động của Tổ COVID cộng đồng tại thành phố Cẩm Phả theo hướng dẫn của Sở Y tế Quảng Ninh.
  Cập nhật tình hình dịch bệnh Covid-19 và công tác phòng chống dịch của Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả.
  Đừng bỏ lỡ cơ hội tiêm bổ sung vắc xin bạch hầu - uốn ván (Td) cho trẻ em lúc 7 tuổi
  Công tác Y tế tại các khu cách ly tập trung trên địa bàn thành phố Cẩm Phả.
  Đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho các trường học trên địa bàn thành phố Cẩm Phả trước ngày khai giảng năm học 2020 – 2021
  Cập nhật tình hình dịch bệnh Covid-19 và công tác phòng chống dịch của Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả.
   NỔI BẬT
Chi Đoàn TTYT tổ chức tọa đàm kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2024)
THÔNG BÁO MỜI BÁO GIÁ DỊCH VỤ THẨM ĐỊNH GIÁ
Vì một môi trường làm việc không khói thuốc lá
Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống Lao 24/3/2024
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới 22/3/2024
Hưởng ứng Ngày Hội chứng Down thế giới 21/3
   ĐANG ONLINE
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ CẨM PHẢ
Chịu trách nhiệm chính: Vũ Đức Phan - Giám đốc Trung tâm
Cơ quan chủ quản: Sở Y tế Tỉnh Quảng Ninh
Giấy phép xuất bản: Số 86/GPTTĐT-STTTT ngày 19/10/2022 của Sở Thông tin truyền thông
Địa chỉ: Số 445 đường Trần Phú, Cẩm Trung, Cẩm Phả. Quảng Ninh
Điện thoại: 02033.862.285 / Fax: 02033.862.048
Email: vanthu.ttyttpcp@gmail.com