Trang chủ > Tin tức, sự kiện

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV PrEP- Một giải pháp giúp Việt Nam tiến tới chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030.

Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) là liệu pháp dự phòng mang tính đột phá, có thể giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường tình dục tới hơn 90% nếu sử dụng đúng cách, như một phần của chiến lược dự phòng tổng thể. PrEP được giới thiệu lần đầu tiên tại Việt Nam vào đầu năm 2017 trong khuôn khổ chương trình thí điểm do Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam (VAAC) và dự án USAID PATH Healthy Markets phối hợp triển khai. Dịch vụ PrEP nhận được sự quan tâm của nhóm đích với số lượng đăng ký sử dụng ngày càng tăng và tỷ lệ người tiếp tục sử dụng PrEP cao.

Sau 2 năm triển khai dịch vụ PrEP tại 26 tỉnh, thành phố, tính đến 30/9/2020, tổng số khách hàng sử dụng ít nhất 1 lần dịch vụ PrEP là 13.256 khách hàng.

Trong số khách hàng điều trị PrEP, có 78,6% là nhóm khách hàng MSM (nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới) có nguy cơ cao nhiễm HIV. Số cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP là 111 cơ sở, trong đó tư nhân 28 cơ sở và công lập 83 cơ sở. Nhận thức về PrEP của các nhà lãnh đạo, cán bộ y tế, các tổ chức dựa vào cộng đồng, tổ chức xã hội, khách hàng có nguy cơ cao nhiễm HIV và người dân ngày càng được nâng cao.

PrEP là gì?

- PrEP là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm cho người có hành vi nguy cơ cao nhưng chưa nhiễm HIV, uống thuốc kháng vi rút (ARV) hàng ngày để phòng lây nhiễm HIV.

- Sử dụng PrEP hàng ngày làm giảm nguy cơ nhiễm HIV qua đường tình dục đến hơn 90% và qua đường tiêm chích ma túy đến hơn 70%.

Ai cần dùng PrEP?

Những người chưa nhiễm HIV có nguy cơ nhiễm HIV trong sáu tháng qua gồm:

- Có quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su với nhiều bạn tình, hoặc bạn tình không rõ tình trạng nhiễm HIV.

- Bạn tình có HIV nhưng chưa được điều trị hoặc đang điều trị chưa đạt tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/ml máu.

- Sử dụng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích.

Sử dụng PrEP như thế nào?

- PrEP là biện pháp dự phòng bằng thuốc nên cần có chỉ định của bác sĩ.

- Cần xét nghiệm HIV và một số xét nghiệm khác trước khi sử dụng PrEP.

- Tái khám định kỳ 3 tháng 1 lần để được theo dõi, xét nghiệm HIV và lĩnh thuốc PrEP.

- Uống thuốc đều đặn 1 viên mỗi ngày vào 1 thời điểm nhất định. Dùng các biện pháp hỗ trợ như hẹn giờ, ứng dụng điện thoại nhắc nhở…để khỏi quên. Nếu lỡ quên, hãy uống ngay khi nhớ ra (không uống quá 2 viên trong 24h).

- PrEP đạt hiệu quả bảo vệ tối đa khi dùng 7 ngày liên tục với quan hệ tình dục hậu môn và 21 ngày liên tục đối với quan hệ tình dục âm đạo hoặc tiêm chích ma túy.

PrEP có an toàn không?

- PrEP an toàn với hầu hết người sử dụng, bao gồm cả phụ nữ mang thai và cho con bú.

- Chỉ có một số ít người (khoảng 10%) gặp tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu…. nhưng các tác dụng phụ thường nhẹ và chấm dứt sau một đến hai tuần.

- PrEp không ảnh hưởng tới việc sử dụng hoóc-môn nữ.

Tại sao vẫn cần có các biện pháp dự phòng khác khi đang dùng PrEP?

- PrEP phòng lây nhiễm HIV nhưng không phòng được các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như lậu, giang mai, viêm gan B, C….

- Hãy sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và bơm kim tiêm sạch khi tiêm chích để giảm nguy cơ hơn nữa.

Khi nào dừng sử dụng PrEP?

- Khi không còn nguy cơ nhiễm HIV.

- Khi không mong muốn uống thuốc hàng ngày và muốn sử dụng các biện pháp dự phòng hiệu quả khác.

- Khi có tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống

Hãy trao đổi với bác sĩ nếu gặp các tác dụng phụ hoặc có câu hỏi gì liên quan đến PrEP.

Dịch vụ PrEP có ở đâu?

Tại Quảng Ninh, Chương trình điều trị PrEP đã được triển khai từ tháng 4 năm 2019 tại Cơ sở điều trị HIV/AIDS- Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh; Phòng khám ngoại trú - Bệnh viện đa khoa Cẩm Phả. Những người có nguy cơ cao có thể đến đây để tư vấn, khám và điều trị PrEP.

                                                                                                                                                                  KSDB HIV/AIDS - TTYT TP Cẩm Phả



Các tin liên quan:
  Tuyên truyền Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú
  Tuyên truyền phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
  Tuyên truyền Luật căn cước
  Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống Sốt rét 25/4/2024
  Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024
  Hưởng ứng tuần lễ tiêm chủng năm 2024 với chủ đề “Tiêm chủng - Lá chắn bảo vệ sức khỏe cộng đồng”
  Bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm. Hãy hành động vì một hành tinh xanh.
  Hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống bệnh Chagas 14/4
  Tập huấn chương trình phòng chống bệnh Ký sinh trùng, Sốt rét năm 2024
  Tập huấn chương trình phòng chống bệnh Dại năm 2024
  Đảm bảo công tác an toàn vệ sinh thực phẩm trong cơ sở giáo dục có tổ chức ăn bán trú cho học sinh.
  Tập huấn cho cán bộ phụ trách công tác Dược tại Trạm Y tế
  THÔNG BÁO MỜI CHÀO GIÁ DỊCH VỤ TƯ VẤN
  Chi Đoàn TTYT tổ chức tọa đàm kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2024)
  THÔNG BÁO MỜI BÁO GIÁ DỊCH VỤ THẨM ĐỊNH GIÁ
   NỔI BẬT
Tuyên truyền Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú
Tuyên truyền phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tuyên truyền Luật căn cước
Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống Sốt rét 25/4/2024
Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024
Hưởng ứng tuần lễ tiêm chủng năm 2024 với chủ đề “Tiêm chủng - Lá chắn bảo vệ sức khỏe cộng đồng”
   ĐANG ONLINE
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ CẨM PHẢ
Chịu trách nhiệm chính: Vũ Đức Phan - Giám đốc Trung tâm
Cơ quan chủ quản: Sở Y tế Tỉnh Quảng Ninh
Giấy phép xuất bản: Số 86/GPTTĐT-STTTT ngày 19/10/2022 của Sở Thông tin truyền thông
Địa chỉ: Số 445 đường Trần Phú, Cẩm Trung, Cẩm Phả. Quảng Ninh
Điện thoại: 02033.862.285 / Fax: 02033.862.048
Email: vanthu.ttyttpcp@gmail.com