Trang chủ > Phòng chống dịch bệnh

VẮC XIN ABHAYRAB 0,5ML (ẤN ĐỘ) PHÒNG BỆNH DẠI

Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh. Tại Việt Nam, bệnh dại lưu hành ở nhiều địa phương, chủ yếu là ở các tỉnh miền núi với nguồn truyền bệnh chính là chó. Bệnh thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh dại trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100% (đối với cả người và động vật). Tuy vậy, bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Tiêm vắc xin dại cho cả người và động vật (chủ yếu là chó) là biện pháp hiệu quả để phòng, chống bệnh dại.

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Vi rút dại có sức đề kháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi nhiệt độ; dễ bị phá hủy bởi các chất hòa tan lipid (xà phòng, ether, chloroform, acetone); rất nhạy cảm với tia cực tím và bị bất hoạt nhanh chóng trong dung dịch cồn, cồn i ốt. Bệnh dại thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam.

Thời gian ủ bệnh ở người thông thường là từ 1 - 3 tháng sau phơi nhiễm, hiếm khi có trường hợp thời gian ủ bệnh ngắn dưới 9 ngày hoặc dài tới một vài năm. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết cắn, vị trí của vết cắn có liên quan đến nơi có nhiều dây thần kinh, khoảng cách từ vết cắn đến não, số lượng vi rút xâm nhập. Vết cắn càng nặng và gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.

Thời kỳ lây truyền ở chó nhà là từ 3-7 ngày (tối đa là 10 ngày) trước khi chó có triệu chứng dại và trong suốt thời kỳ phát bệnh. Ở người, vi rút đào thải qua các chất tiết (nước bọt, nước mắt, nước tiểu ...) của người bệnh trong suốt thời gian phát bệnh. Tuy nhiên, khả năng lây truyền từ người sang người là vô cùng hiếm gặp.

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Vi rút dại có sức đề kháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi nhiệt độ; dễ bị phá hủy bởi các chất hòa tan lipid (xà phòng, ether, chloroform, acetone); rất nhạy cảm với tia cực tím và bị bất hoạt nhanh chóng trong dung dịch cồn, cồn i ốt. Bệnh dại thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam.

Thời gian ủ bệnh ở người thông thường là từ 1 - 3 tháng sau phơi nhiễm, hiếm khi có trường hợp thời gian ủ bệnh ngắn dưới 9 ngày hoặc dài tới một vài năm. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết cắn, vị trí của vết cắn có liên quan đến nơi có nhiều dây thần kinh, khoảng cách từ vết cắn đến não, số lượng vi rút xâm nhập. Vết cắn càng nặng và gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.

Thời kỳ lây truyền ở chó nhà là từ 3-7 ngày (tối đa là 10 ngày) trước khi chó có triệu chứng dại và trong suốt thời kỳ phát bệnh. Ở người, vi rút đào thải qua các chất tiết (nước bọt, nước mắt, nước tiểu ...) của người bệnh trong suốt thời gian phát bệnh. Tuy nhiên, khả năng lây truyền từ người sang người là vô cùng hiếm gặp.

 

Hình ảnh người bị mèo cắn, cào khi đến với phòng tiêm vắc xin

Trung tâm Y tế Cẩm Phả

Những triệu chứng sớm của bệnh dại thường gặp như: sốt, đau đầu, đau họng, buồn nôn… Ở giai đoạn muộn người mắc dại thường trở nên hung hăng, hay nhầm lẫn, khó thở, sợ nước, sùi bọt mép, hôn mê và có thể tử vong bất cứ lúc nào.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, Quảng Ninh ghi nhận 02 ca dương tính với bệnh Dại  tại Đầm Hà và Móng Cái, tăng 01 ca so với cùng kỳ năm 2020 (01 ca).

Theo Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ ban hành “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y”, trong đó quy định: Không tiêm vắc xin phòng chống bệnh dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng; không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng sẽ bị xử phạt tiền từ 600.000- 800.000 đồng...

Trước sự nguy hiểm của bệnh, hàng năm, UBND các phường, xã cần chỉ đạo quyết liệt các cơ quan có liên quan tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại trên động vật nuôi. Tăng cường tổ chức nhiều cuộc vận động, tuyên truyền, hướng dẫn người dân về cách nhận biết động vật mắc bệnh dại, cách xử lý khi bị chó, mèo cắn… Hướng dẫn phòng, chống bệnh dại đối với vật nuôi, người đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên trang website của các cơ quan, đơn vị, trường học; phát trên hệ thống loa truyền thông tại các xã, phường...

Mỗi người dân khi nuôi chó, mèo phải có trách nhiệm hơn đối với sức khoẻ của cộng đồng. Người bị chó, mèo cắn phải đến cơ sở y tế khám và thực hiện tiêm phòng đầy đủ, kịp thời.

THÔNG TIN VỀ VẮC XIN ABHAYRAB (ẤN ĐỘ)

Chỉ định:

  • Tạo miễn dịch chủ động chống lại virus Dại để dự phòng và điều trị sau khi phơi nhiễm cho người ở tất cả các lứa tuổi (sau khi tiếp xúc với con vật bị dại hoặc nghi ngờ dại).
  • Để tạo miễn dịch dự phòng của những nhóm đối tượng có nguy cơ cao như bác sỹ thú y, nhân viên y tế, nhân viên làm việc trong rừng hoặc sở thú, thợ săn, nhân viên phòng thí nghiệm có tiếp xúc với nguyên liệu có nghi ngờ mang virus dại, người có vật nuôi trong nhà.

Cách dùng:

  • Hoàn nguyên vắc xin đông khô cùng với dung dịch pha loãng kèm theo. Tiêm bắp vắc xin hoàn nguyên (toàn bộ vắc xin chứa trong lọ) vào vùng cơ delta. Vắc xin hoàn nguyên phải được sử dụng ngay và không giữ lại để sử dụng sau.

Đường tiêm:

  • Tiêm bắp (IM): người lớn tiêm ở vùng cơ Delta cánh tay, trẻ em tiêm ở mặt trước bên đùi. Không tiêm vào vùng mông.
  • Trong một số trường hợp có thể áp dụng Tiêm trong da (ID), tiêm ở cẳng tay hoặc cánh tay.

Liều dùng:

  • Một liều tiêm bắp (IM) là 0,5mL vắc xin đã hoàn nguyên.
  • Một liều tiêm trong da (ID) là 0,1mL vắc xin đã hoàn nguyên, nghĩa là bằng 1/5 liều tiêm bắp.
  • Phác đồ tiêm vắc xin nên được áp dụng theo tình huống tiêm vắc xin và tình trạng miễn dịch đối với bệnh dại của người tiêm.

Lịch tiêm vắc xin dại:

Phác đồ tiêm phòng dại trước khi phơi nhiễm (chưa bị cắn)

  • Tiêm bắp 3 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày N0, N7 và N21 hoặc N28.

Tiêm ở bắp, phác đồ tiêm phòng dại khi đã xác định có phơi nhiễm (đã bị cắn)

  • Người chưa tiêm dự phòng: Tiêm 5 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14 và 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III, cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại và vắc xin dại.
  • Người đã tiêm dự phòng trước hoặc sau phơi nhiễm ít nhất 3 mũi vắc xin dại nuôi cấy trên tế bào: Tiêm 2 mũi vào ngày N0 và N3.

Tiêm trong da, phác đồ tiêm phòng dại, liều 0.1ml vacxin hoàn nguyên như sau

  • Người chưa tiêm dự phòng: Tiêm 4 lần x 2 mũi/1 lần: tiêm ở vị trí hai bên chi khác nhau, mỗi bên liều lượng 0.1ml, vào các ngày N0, N3, N7 và N28.
  • Người đã tiêm dự phòng trước hoặc sau phơi nhiễm ít nhất 3 mũi vắc xin dại nuôi cấy trên tế bào: Tiêm 0.1ml/1 mũi vào các ngày N0 và N3.
  • Kỹ thuật tiêm trong da phải được thực hiện đúng, tránh tiêm dưới da.
  • Phải dùng bơm kim tiêm riêng để tránh lây nhiễm.

Chống chỉ định:

  • Không tiêm bắp ở người có rối loạn chảy máu như hemophili hoặc giảm tiểu cầu.

Trường hợp trước phơi nhiễm:

  • Hoãn tiêm khi khách hàng có sốt nhiễm trùng nặng, bệnh cấp tính, đợt tiến triển của bệnh mạn tính.
  • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.

Trường hợp sau phơi nhiễm:

  • Bệnh dại là bệnh rất nguy hiểm, do vậy không có chống chỉ định nào trong trường hợp điều trị sau phơi nhiễm.

Tương tác:

  • Không có sự tương tác với các chế phẩm khác. Tuy nhiên không sử dụng đồng thời các thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroid vì những thuốc này có thể cản trở quá trình sinh kháng thể bảo vệ.

Tác dụng phụ:

  • Abhayrab là vắc xin dại tế bào vero tinh chế nên rất an toàn. Các tác dụng phụ nhẹ tại chỗ tiêm và toàn thân như: đau tại chỗ tiêm, ngứa, sốt, chóng mặt đau đầu… nói chung ít gặp. Hiếm hơn nữa là các phản ứng sốc phản vệ, mày đay.

Thận trọng:

  • Không sử dụng đồng thời các thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroid vì những thuốc này có thể cản trở quá trình sinh kháng thể bảo vệ.
  • Sau khi bị cắn, rửa ngay vết thương với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian từ 10-15 phút. Nếu không có xà phòng, có thể rửa tạm vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại.
  • Tránh băng bó, đắp thuốc kín vết thương, tránh khâu vết thương vì có thể khiến virus dại xâm nhập dễ dàng hơn
  • Trong trường hợp vết cắn rất nặng và tại vị trí vết thương, gần đầu, nên thấm tại chỗ vết thương bằng globulin miễn dịch kháng virus dại.
  • Trì hoãn việc bắt đầu điều trị sau phơi nhiễm, điều trị không triệt để hay không đủ phác đồ có thể làm cho việc bảo vệ bị thất bại.

Chú ý đặc biệt:

  • Phụ nữ có thai: Hiện chưa có các bằng chứng liệu Abhayrab có gây ra quái thai hay không hoặc ảnh hưởng trên khả năng sinh sản. Vì vậy chỉ dùng trên phụ nữ có thai khi rõ ràng cần thiết
  • Phụ nữ cho con bú: bệnh dại là bệnh chết người vì vậy không có hạn chế nào trên phụ nữ cho con bú
  • Sử dụng ở trẻ em: bệnh dại là bệnh chết người, không có giới hạn tuổi tác và sử dụng cho trẻ em ở mọi lứa tuổi.

Bảo quản:

  • Bảo quản ở nhiệt độ 2-8oC, tránh đông đá

Một số thông điệp phòng bệnh dại:

- KHI BỊ CHÓ MÈO CẮN CẦN ĐẾN NGAY CƠ SỞ Y TẾ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TIÊM PHÒNG DẠI

- KHÔNG SỬ DỤNG THUỐC NAM, BIỆN PHÁP DÂN GIAN ĐỂ CHỮA BỆNH DẠI

- KHÔNG NUÔI CHÓ MÈO THẢ RÔNG, TIÊM PHÒNG CHO CHÓ MÈO HÀNG NĂM

HÃY LIÊN HỆ VỚI PHÒNG TIÊM VẮC XIN DỊCH VỤ - TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ CẨM PHẢ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

ĐC: 445, đường Trần Phú, phường Cẩm Trung,

thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

SĐT: 0203.3723.178

Facebook: Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả

Nguyễn Việt Hưng - TTGDSK TTYTCP



Các tin liên quan:
  Hỏi đáp về tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi
  Những điều cần biết về tình trạng sức khỏe hậu COVID-19
  Danh sách số điện thoại Lãnh đạo Phòng Y tế, Trung tâm Y tế, CBYT khoa Kiểm soát dịch bệnh, Lãnh đạo Trạm Y tế 16 xã, phường Trên địa bàn thành phố Cẩm Phả
  VẮC XIN ABHAYRAB 0,5ML (ẤN ĐỘ) PHÒNG BỆNH DẠI
  VẮC XIN SYNFLORIX (BỈ) PHÒNG CÁC BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN
  Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2
  Đảm bảo ATTP trong Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm 2021
  Bảo đảm an toàn thực phẩm đối với gia đình trong phòng chống dịch Covid- 19
  Bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống Covid 19 tại bếp ăn tập thể, nhà hàng, trường học.
  Triển khai hoạt động của Tổ COVID cộng đồng tại thành phố Cẩm Phả theo hướng dẫn của Sở Y tế Quảng Ninh.
  Cập nhật tình hình dịch bệnh Covid-19 và công tác phòng chống dịch của Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả.
  Đừng bỏ lỡ cơ hội tiêm bổ sung vắc xin bạch hầu - uốn ván (Td) cho trẻ em lúc 7 tuổi
  Công tác Y tế tại các khu cách ly tập trung trên địa bàn thành phố Cẩm Phả.
  Đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho các trường học trên địa bàn thành phố Cẩm Phả trước ngày khai giảng năm học 2020 – 2021
  Cập nhật tình hình dịch bệnh Covid-19 và công tác phòng chống dịch của Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả.
   NỔI BẬT
Tuyên truyền phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tuyên truyền Luật căn cước
Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống Sốt rét 25/4/2024
Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024
Hưởng ứng tuần lễ tiêm chủng năm 2024 với chủ đề “Tiêm chủng - Lá chắn bảo vệ sức khỏe cộng đồng”
Bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm. Hãy hành động vì một hành tinh xanh.
   ĐANG ONLINE
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ CẨM PHẢ
Chịu trách nhiệm chính: Vũ Đức Phan - Giám đốc Trung tâm
Cơ quan chủ quản: Sở Y tế Tỉnh Quảng Ninh
Giấy phép xuất bản: Số 86/GPTTĐT-STTTT ngày 19/10/2022 của Sở Thông tin truyền thông
Địa chỉ: Số 445 đường Trần Phú, Cẩm Trung, Cẩm Phả. Quảng Ninh
Điện thoại: 02033.862.285 / Fax: 02033.862.048
Email: vanthu.ttyttpcp@gmail.com