Chức năng nhiệm vụ của khoa An toàn vệ sinh thực phẩm, Xét nghiệm


KHOA AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM, XÉT NGHIỆM

Địa chỉ: Số 445 đường Trần Phú, phường Cẩm Trung, tp. Cẩm Phả, Quảng Ninh

Email: vsattp.ttytcp@gmail.com

Phụ trách bộ phận ATVSTP:

Lê Thị Thanh Huyền

Trình độ chuyên môn: Bác sỹ 

Số điện thoại: 0838930636

Email: thanhhuyen.bsdkcp@gmail.com

Phụ trách bộ phận Xét nghiệm:

Trần Thị Quỳnh Trang

Trình độ chuyên môn: Điều dưỡng viên trung học;chứng chỉ chuyển đổi kỹ thuật viên

Số điện thoại: 0977155411

Email: trangxn.ttytcp@gmail.com 

Chức năng nhiệm vụ của Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm, xét nghiệm

1. Chức năng nhiệm vụ của Bộ phận An toàn thực phẩm:

          Thực hiện các hoạt động phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn; tham gia thẩm định cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp; tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm, phòng chống bệnh truyền qua thực phẩm; Tuyên truyền, hướng dẫn, giám sát cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, ăn uống trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ khác về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp.

- Triển khai thực hiện một số nội dung của dự án về an toàn thực phẩm thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế dân số giai đoạn 2016-2020 và trong thời gian tiếp theo, các dự án về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp;

- Cử cán bộ tham gia, phối hợp với các khoa, phòng thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Ban Giám đốc phân công.

2. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận xét nghiệm

1.  Thực hiện các xét nghiệm phục vụ cho hoạt động chuyên môn, kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm, các test xét nghiệm nhanh về thực phẩm phục vụ nhiệm vụ chính trị của Thành phố trong công tác kiểm tra an toàn thực phẩm; lấy mẫu và bảo quản mẫu xét nghiệm gửi tuyến trên theo quy định;

2.  Phối hợp với khoa Cận lâm sàng của các Bệnh viện trên địa bàn để triển khai các xét nghiệm phục vụ kịp thời công tác chuyên môn;

3. Tổ chức thực hiện các dịch vụ xét nghiệm thuộc lĩnh vực theo quy định của cấp có thẩm quyền;

4. Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm theo quy định.

5. Cử cán bộ tham gia, phối hợp với các khoa, phòng thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Ban Giám đốc phân công.

 



Lựa chọn và bảo quản bánh trong dịp Tết Trung thu

Tết Trung thu năm 2022 đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo, nước giải khát đặc biệt là các loại bánh (bánh nướng, bánh dẻo, gồm cả các loại bánh chay) tăng đột biến. Để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sẽ tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu. Nguy cơ xuất hiện trên thị trường trong dịp này đối với các loại sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm, sản phẩm giả, nhái và sản phẩm không có nguồn xuất xứ là rất cao, gây nguy cơ ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và đời sống của con người.

Để đảm bảo ATTP trong dịp Tết Trung thu, người tiêu dùng cần chú ý các tiêu chí sau:

Cách lựa chọn bánh trung thu an toàn:

- Sản phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng: có tên của nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất, có hướng dẫn sử dụng, bảo quản...

- Sản phẩm phải ghi ngày sản xuất, thời hạn sử dụng và còn hạn sử dụng.

- Sản phẩm được bày bán ở những địa điểm kinh doanh xác định, đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh thực phẩm như: có đủ trang thiết bị che đậy tránh bụi bẩn, mưa nắng, côn trùng xâm nhập, bảo quản đúng quy định trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất.

- Người tiêu dùng phải sử dụng cảm quan để đánh giá bảo đảm sản phẩm không bị dập nát biến dạng, bao bì không rách nát, không có màu sắc khác thường, không bị thiu, ẩm mốc, hư hỏng và không có mùi khác lạ.

- Tuyệt đối không lựa chọn, mua sản phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc, hàng hết hạn sử dụng, bao bì rách nát, sản phẩm biến dạng, hàng lậu.

Cách bảo quản và sử dụng bánh trung thu:

- Bảo quản và sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất được ghi trên bao bì hàng hóa của sản phẩm và lưu ý một số khuyến cáo của nhà sản xuất như: đối tượng sử dụng và một số lưu ý khi sử dụng (nếu có).

- Bánh mua về phải được bảo quản ở nơi sạch sẽ, được che đậy tránh bụi bẩn, mưa nắng, côn trùng xâm nhập, bảo quản theo đúng quy định trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất.

- Chỉ ăn bánh còn hạn sử dụng, không bị dập nát biến dạng, bao bì không rách nát, không có màu sắc khác thường, không bị thiu, ẩm mốc, hư hỏng và không có mùi khác lạ.

- Rửa tay sạch trước khi cắt, chia bánh và trước khi ăn bánh.

- Không ăn quá nhiều bánh và các thực phẩm giàu đạm, mỡ, đường trong khẩu phần ăn để tránh rối loạn hấp thu thực phẩm.

- Khi có những bất thường về sức khỏe do ăn uống nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, trợ giúp kịp thời về chuyên môn. 

Nguồn: Khoa ATVSTP-XN -TTYT TP Cẩm Phả





   NỔI BẬT
BỆNH DẠI VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG
THƯ MỜI CHÀO GIÁ BẢO DƯỠNG VÀ THAY THẾ MÁY THỔI KHÍ TẠI 03 TRẠM Y TẾ
Hưởng ứng Ngày phòng chống tự tử thế giới 10/9
Tập huấn chương trình phòng chống dịch bệnh năm 2023
Đảng bộ Trung tâm Y tế tổ chức Lễ công bố Quyết định Thành lập các chi bộ trực thuộc
Tập huấn nghiệp vụ công tác Dân số & phát triển năm 2023
   ĐANG ONLINE
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ CẨM PHẢ
Chịu trách nhiệm chính: Vũ Đức Phan - Giám đốc Trung tâm
Cơ quan chủ quản: Sở Y tế Tỉnh Quảng Ninh
Giấy phép xuất bản: Số 86/GPTTĐT-STTTT ngày 19/10/2022 của Sở Thông tin truyền thông
Địa chỉ: Số 445 đường Trần Phú, Cẩm Trung, Cẩm Phả. Quảng Ninh
Điện thoại: 02033.862.285 / Fax: 02033.862.048
Email: ttyttpcp.syt@quangninh.gov.vn