Trang chủ > Tin tức, sự kiện

BỆNH DẠI VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG

Chó, mèo là vật nuôi quen thuộc đối với rất nhiều gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, nếu không được tiêm phòng dịch và không được chăm sóc đúng cách, chúng sẽ dễ trở thành “thú dữ”, gây hại đến sức khỏe của con người.

Mặc dù các ngành chức năng liên tục khuyến cáo về việc tiêm vắc xin dại, nhưng tại Việt Nam trung bình có trên 400.000 người bị chó, mèo...cắn và khoảng 100 người tử vong vì bệnh dại. Khi đã lên cơn dại, người bệnh chắn chắn sẽ tử vong 100%. Điều đáng nói, các ca tử vong vì dại chủ yếu là do chó, mèo của gia đình hoặc hàng xóm cắn. Chính tâm lý chủ quan “chó nhà” nên đã dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc. Đại đa số là trẻ em và người già bị chó cắn là chủ yếu. Nhiều trường hợp do chủ quan nên dẫn đến tử vong.

1.Bệnh dại là gì?

Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dại gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật.

Bệnh do một loài virus hướng thần kinh gây ra, thường gây tác hại thần kinh, bắt nguồn từ não và tủy sống. Vật bị bệnh thường điên cuồng hay bại liệt rồi chết. Ở nước ta, nguồn bệnh dại chủ yếu là từ chó, mèo.

2.Nguồn bệnh và thời gian ủ bệnh, phương thức lây truyền:

Nguồn bệnh: Ở nước ta, chó nhà là nguồn bệnh dại chủ yếu chiếm đến hơn 90%, sau đó là mèo nhà.

Thời gian ủ bệnh: ở động vật có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, có thể lâu hơn. Sau khi bị chó, mèo mắt bệnh dại cắn, thời gian ủ bệnh thường từ 01

  • 03 tháng. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết cắn, vị trí vết cắn có liên quan đến nơi có nhiều dây thần kinh, khoảng cách từ vết cắn đến não, số lượng vi rút xâm nhập. Vết cắn càng nặng và gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.

Đường lây truyền: Vi rút xâm nhập qua vết cắn, vết cào, vết liếm, da, niêm mạc bị tổn thương, vết thương hở.

Thời kỳ lây truyền: Ở chó và mèo nhà thường từ 3-7 ngày (tối đa 10 ngày) trước khi có dấu hiệu lâm sàng và trong suốt thời kỳ phát bệnh.

Phương thức lây truyền: Bệnh dại được lây truyền qua nước bọt của động vật mắc bệnh bài tiết ra ngoài và theo vết cắn, vết liếm, vết xước trên da xâm nhập vào cơ thể, từ đó theo dây thần kinh đến các hạch và thần kinh trung ương gây tổn thương thần kinh trung ương.

3.Triệu chứng:

Biểu hiện của bệnh dại trên người:

Thời gian ủ bệnh ở người thường từ 2 - 8 tuần, có thể kéo dài đến trên 1 năm. Thời gian này phụ thuộc vào tình trạng nặng, nhẹ của vết thương, vị trí vết thương và số lượng virus được truyền sang người. Người bị mắc bệnh dại cũng có 2 thể bệnh lâm sàng là thể:

  • Thể điên cuồng (hung dữ): thường biểu hiện triệu chứng gào thét, tăng cảm giác của các giác quan, sợ gió, sợ nước nên thường được gọi là bệnh sợ nước, bị hoang tưởng, đập phá, co thắt thanh quản...
  • Thể bại liệt: bệnh nhân thường nằm im lìm, hay có liệt hướng lên, liệt hô hấp. Tất cả các bệnh nhân lên cơn dại đều bị tử vong sau 7 -10 ngày.
  • Để chủ động phòng chống bệnh dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
    • Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.
    • Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm và có người dẫn.
    • Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.
    • * Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần:

    + Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch - đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn.

    + Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.

    + Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.

  • + Đến ngay Trung tâm Y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.

    + Tuyệt đối không được điều trị bằng thuốc nam và các phương thuốc dân gian, gia truyền.

                                                                                                                                            Nguyễn Thị Hương – Khoa KSBT/HIV-AIDS



Các tin liên quan:
  THÔNG BÁO MỜI CHÀO GIÁ trang bị thùng đựng chất thải Y tế cho 16 trạm Y tế
  Thư mời chào giá gói thầu bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải tại Trạm Y tế Quang Hanh và Trạm Y tế Cẩm Thạch thuộc Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả
  Tuyên truyền chăm sóc SKSS VTN/TN tại trường THCS Chu Văn An
  Quyết định phê duyệt Đề án "Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050"
  Triển khai chiến dịch bổ sung Vitamin A đợt 2 năm 2023
  Triển khai hoạt động tẩy giun cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Cẩm Phả
  Cộng đồng sáng tạo - Quyết tâm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030
  THÔNG BÁO MỜI CHÀO GIÁ túi bóng đựng chất thải Y tế cho 16 trạm y tế.
  Bệnh nhiễm trùng liên cầu lợn
  THƯ MỜI CHÀO GIÁ Cung cấp phần mềm Quản lý khám bệnh, chữa bệnh tháng 09/2023 cho trạm Y tế phường xã
  THƯ MỜI CHÀO GIÁ Cung cấp phần mềm Quản lý khám bệnh, chữa bệnh tháng 08/2023 cho trạm Y tế phường xã
  THƯ MỜI CHÀO GIÁ Cung cấp phần mềm Quản lý khám bệnh, chữa bệnh tháng 07/2023 cho trạm Y tế phường xã
  THƯ MỜI CHÀO GIÁ Cung cấp phần mềm Quản lý khám bệnh, chữa bệnh tháng 06/2023 cho trạm Y tế phường xã
  THÔNG BÁO MỜI CHÀO GIÁ gói thầu bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải tại Trạm Y tế Quang Hanh và TYT Cẩm Thạch thuộc Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả
  Về việc tuyên truyền, hưởng ứng Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu chính sách pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực
   NỔI BẬT
THÔNG BÁO MỜI CHÀO GIÁ trang bị thùng đựng chất thải Y tế cho 16 trạm Y tế
Thư mời chào giá gói thầu bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải tại Trạm Y tế Quang Hanh và Trạm Y tế Cẩm Thạch thuộc Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả
Tuyên truyền chăm sóc SKSS VTN/TN tại trường THCS Chu Văn An
Quyết định phê duyệt Đề án "Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050"
Triển khai chiến dịch bổ sung Vitamin A đợt 2 năm 2023
Triển khai hoạt động tẩy giun cho học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Cẩm Phả
   ĐANG ONLINE
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ CẨM PHẢ
Chịu trách nhiệm chính: Vũ Đức Phan - Giám đốc Trung tâm
Cơ quan chủ quản: Sở Y tế Tỉnh Quảng Ninh
Giấy phép xuất bản: Số 86/GPTTĐT-STTTT ngày 19/10/2022 của Sở Thông tin truyền thông
Địa chỉ: Số 445 đường Trần Phú, Cẩm Trung, Cẩm Phả. Quảng Ninh
Điện thoại: 02033.862.285 / Fax: 02033.862.048
Email: ttyttpcp.syt@quangninh.gov.vn