Trang chủ > Tin tức, sự kiện

Hưởng ứng ngày Thị giác thế giới năm 2020

Ngày Thị giác thế giới lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1998 với mục đích nhằm góp phần nâng cao nhận thức và thu hút sự chú ý toàn cầu vào mù lòa, suy giảm thị lực và phục hồi chức năng thị giác, được tổ chức vào ngày thứ Năm của tuần lễ thứ hai vào tháng 10, với chủ đề "Vision First - Tầm nhìn đầu tiên" nhằm kêu gọi toàn xã hội nhận thức tầm quan trọng của thị lực, ý nghĩa của đôi mắt sáng và kêu gọi mọi người nỗ lực chung tay tham gia vào các hoạt động chăm sóc cộng đồng hướng đến mục tiêu giảm thiểu và loại bỏ các bệnh mù lòa có thể tránh khỏi.

Thực hiện Công văn số 1360/BVMTW-CĐT của Bệnh viện Mắt Trung ương về việc Hưởng ứng ngày thị giác thế giới năm 2020 với mục tiêu “Quyền được nhìn thấy cho mọi người vào năm 2020”; Ngày Thị giác thế giới năm nay là ngày 08/10 với chủ đề “ Hope in sight- Ánh sáng hy vọng”.

Đôi mắt là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất của cơ thể. Cuộc sống hàng ngày, khói bụi, công nghệ khiến mắt thường xuyên bị tổn thương. Mắt nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ gây ra các vấn đề về mắt như suy giảm thị lực, viêm kết mạc….Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết chăm sóc mắt đúng cách.

1. Quy tắc 20-20-20

Làm việc, tiếp xúc thường xuyên với màn hình kỹ thuật số hay máy tính sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, khô mắt. Đặc biệt màn hình các thiết bị kỹ thuật số rất hại cho mắt, tiếp xúc quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực.

Để cải thiện tình trạng này, hãy thực hiện theo quy tắc 20/20/20: cứ 20 phút làm việc, lại nhìn nhìn xa 20 feet (khoảng 7m) trong 20 giây. Ngoài ra nên để màn hình sao cho trung tâm màn hình thấp hơn tầm mắt, tư thế ngồi làm việc thoải mái.

2. Luôn luôn đeo kính mát

Ngoài việc gây tổn thương cho làn da, tia UV cũng rất có hại cho mắt. Mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề như đục thủy tinh thể, bỏng giác mạc, thậm chí ung thư mí mắt. Vì thế thường xuyên đeo kình râm khi ra ngoài đường ngay cả khi trời nhiều mây để ngăn chặn 99% đến 100% tia UV-A và tia UV-B. Ngoài kính mát, bạn cũng có thể đội mũ rộng vành khi ra nắng để ngăn chặn tia UV-A, UV-B. 

Ngoài việc đeo kính mát, luôn sử dụng kính bảo hộ khi làm việc, vui chơi. Gần một nửa tại nạn về mắt xảy ra khi làm việc. Kính bảo hộ có thể giúp ngăn cản vật thể lạ, chất độc hại ảnh hưởng tới mắt. Nên chọn loại kính được làm bằng nhựa polycarbonate – để tăng khả năng chịu va đập hơn 10 lần so với các vật liệu khác.

3. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Bổ sung các thực phẩm giúp tăng cường tuần hoàn máu rất tốt cho mắt và thị lực. Chọn thức ăn như trái cây có múi, ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau củ xanh đậm. Bổ sung các thực phẩm giàu kẽm như đậu Hà Lan, thịt đỏ, hàu, gia cầm.

Ăn các loại rau củ giúp tăng cường thực lực như cà rốt, khoai lang, bông cải xanh…để cung cấp vitamin A giúp tăng cường thị lực. Các chất dinh dưỡng khác giúp tăng cường sức khỏe mắt bao gồm beta-carotene (có trong trái cây màu vàng, cam), lutein và zeaxanthin….

4. Thường xuyên chăm sóc mắt

Nếu đôi mắt của bạn ngứa hoặc đỏ, sử dụng thuốc nhỏ mắt để làm dịu. Nếu bị vật thể lạ bay vào mắt như cát hãy rửa sạch mắt bằng nước muối loãng hoặc nước nhỏ mắt. Nếu mắt có các triệu chứng như nhạy cảm với ánh sáng, chảy mủ, nhức mỏi thường xuyên hãy đến ngay các phòng khám mắt uy tín để khám và điều trị. 

5. Sử dụng kính áp tròng đúng cách

Nếu bạn sử dụng kính áp tròng, thường xuyên vệ sinh kính, rửa tay trước khi sử dụng kính. Lưu ý chỉ vệ sinh kính áp tròng bằng nước chuyên dụng. Làm sạch, rửa và sấy khô kính áp tròng sau mỗi lần sử dụng. Thay kính áp tròng mỗi hai đến ba tháng một lần.

Không đeo kính áp tròng khi đi bơi hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa. Không đeo kính áp tròng quá lâu, không đeo kính khi ngủ (kể cả ngủ trưa).

6. Chăm sóc sức khỏe cơ thể

Một số căn bệnh như huyết áp cao hay tiểu đường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đôi mắt. Hai căn bệnh này có thể làm giảm lưu lượng máu lưu thông tới mắt. Các rối loạn hệ thống miễn dịch trong phổi, tuyến giáp, cũng có thể là tiền đề gây ra các bệnh về mắt.

Thường xuyên chăm sóc sức khỏe cơ thể, tập thể dục đều đặn, có một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh các bệnh nói trên. Ngoài ra tham khảo ý kiến các bác sỹ chuyên khoa mắt nếu bạn có tiền sử bệnh tiểu đường hay huyết áp cao.

7. Sử dụng thuốc đúng cách

Một số loại thuốc khi uống hoặc khi kết hợp với các loại thuốc khác có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn của mắt. Hãy tham khảo kỹ tác dụng phụ của các loại thuốc trước khi sử dụng. Đi khám mắt nếu bạn nhận thấy các vấn đề như mắt khô hoặc chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng, mờ mắt…khi sử dụng thuốc. 

8. Không sử dụng mascara cũ

Mỹ phẩm dạng lỏng hoặc kem là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển. Vì thế không nên sử dụng các loại mỹ phẩm để quá lâu, đặc biệt nên thay masscara sau mỗi 3 tháng sử dụng. Nếu bị nhiễm trùng ở mắt, ngừng sử dụng sản phẩm trang điểm mắt, đến gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa mắt để khám và điều trị.

Thường xuyên kiểm tra thành phần của các loại mỹ phẩm trang điểm mắt, sử dụng thử trên cổ tay trước để kiếm tra bạn có dị ứng với loại mỹ phẩm đó hay không. Không bao giờ dùng chung mỹ phẩm với người khác, khi trang điểm tránh để mỹ phẩm rơi trực tiếp vào mắt.

9. Không hút thuốc

Khói thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đục thủy tinh thể và làm khô mắt…. Hút thuốc cũng làm tăng tích tụ mảng bám trong mạch máu, làm yếu động mạch, lâu ngày có thể làm hỏng võng mạc và gây mất thị lực.

10. Thường xuyên khám mắt

Ngoài việc chăm sóc sức khỏe mắt, việc khám mắt định kỳ còn giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý ở mắt để kịp thời điều trị. Nhiều bệnh về mắt thường trong giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng. Ví dụ như bệnh tăng nhãn áp, nguyên nhân phổ biến gây suy giảm thị lực ở người cao tuổi.

Trong giai đoạn đầu bệnh không hề gây đau đớn, chỉ khi tầm nhìn bị suy giảm mới phát hiện thì đã quá muộn, vì thị lực đã mất không thể phục hồi được. Vì thế thường xuyên đến bệnh viện mắt chuyên khoa để kiểm tra mắt định kỳ 1 năm một lần với người dưới 40 tuổi và 1 năm hai lần với người từ 40 tuổi trở lên.

Nguyễn Việt Hưng - TTGDSK - TTYTCP



Các tin liên quan:
  LỊCH TRỰC CHUYÊN MÔN DỊP NGHỈ LỄ 30/4 VÀ 01/5 NĂM 2024
  Tuyên truyền Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú
  Tuyên truyền phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
  Tuyên truyền Luật căn cước
  Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống Sốt rét 25/4/2024
  Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024
  Hưởng ứng tuần lễ tiêm chủng năm 2024 với chủ đề “Tiêm chủng - Lá chắn bảo vệ sức khỏe cộng đồng”
  Bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm. Hãy hành động vì một hành tinh xanh.
  Hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống bệnh Chagas 14/4
  Tập huấn chương trình phòng chống bệnh Ký sinh trùng, Sốt rét năm 2024
  Tập huấn chương trình phòng chống bệnh Dại năm 2024
  Đảm bảo công tác an toàn vệ sinh thực phẩm trong cơ sở giáo dục có tổ chức ăn bán trú cho học sinh.
  Tập huấn cho cán bộ phụ trách công tác Dược tại Trạm Y tế
  THÔNG BÁO MỜI CHÀO GIÁ DỊCH VỤ TƯ VẤN
  Chi Đoàn TTYT tổ chức tọa đàm kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2024)
   NỔI BẬT
LỊCH TRỰC CHUYÊN MÔN DỊP NGHỈ LỄ 30/4 VÀ 01/5 NĂM 2024
Tuyên truyền Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú
Tuyên truyền phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tuyên truyền Luật căn cước
Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống Sốt rét 25/4/2024
Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024
   ĐANG ONLINE
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ CẨM PHẢ
Chịu trách nhiệm chính: Vũ Đức Phan - Giám đốc Trung tâm
Cơ quan chủ quản: Sở Y tế Tỉnh Quảng Ninh
Giấy phép xuất bản: Số 86/GPTTĐT-STTTT ngày 19/10/2022 của Sở Thông tin truyền thông
Địa chỉ: Số 445 đường Trần Phú, Cẩm Trung, Cẩm Phả. Quảng Ninh
Điện thoại: 02033.862.285 / Fax: 02033.862.048
Email: vanthu.ttyttpcp@gmail.com