Trang chủ > Tin tức, sự kiện

Bệnh Glôcôm và những điều cần làm để ngăn ngừa giảm thị lực do bệnh Glôcôm

Triệu chứng có thể nhận biết sớm của bệnh Glôcôm Bệnh Glôcôm có nhiều thể bệnh và nhiều nguyên nhân khác nhau, do vậy triệu chứng biểu hiện cũng rất khác nhau tùy thể loại bệnh. Trong đó, Glôcôm chủ yếu được chia làm 2 thể bệnh chính là Glôcôm góc đóng và Glôcôm góc mở. Nguy hiểm hơn, ở giai đoạn sớm của 2 thể bệnh này, triệu chứng biểu hiện không rõ ràng và thường bị bỏ qua.

- Nhức mắt, nặng mắt thoáng qua: bệnh Glôcôm xuất hiện âm thầm, tiến triển chậm trong thời gian dài, nhiều bệnh nhân không cảm thấy đau nhức mắt, một số trường hợp đôi khi thấy mắt căng tức nhẹ thoáng qua hoặc nhức quanh hốc mắt.

- Mờ mắt thoáng qua: ở giai đoạn sớm khi tình trạng nhãn áp tăng lên có thể làm nhìn mờ như sương mù hoặc nhìn nhòe trong 1 thời gian ngắn. Sau đó, khi áp lực mắt giảm xuống, bệnh nhân nhìn rõ trở lại, triệu chứng này có thể gặp ở nhiều bệnh khác nhưng mờ mắt thoáng qua xảy ra cùng lúc với nhức mắt là dấu hiệu nghi ngờ rõ nhất của bệnh Glôcôm.

- Nhìn thấy hào quang: khi nhãn áp tăng, bệnh nhân đôi khi sẽ thấy quầng sáng xanh đỏ khi nhìn vào đèn. Tình trạng này có thể kéo dài cả buổi và lập đi lập lại trong một khoảng thời gian.

- Nhức đầu: nhức đầu là triệu chứng của rất nhiều bệnh trong đó cao huyết áp là bệnh thường hay nghĩ đến hơn là bệnh Glôcôm. Vì vậy, khi các triệu chứng nhức đầu kèm theo nhức mắt, mờ mắt thì cần phải đi khám thêm bác sĩ chuyên khoa mắt để kiểm tra có bệnh Glôcôm kèm theo hay không.

Ngoài ra, người mắc bệnh Glôcôm có thể có thêm một số triệu chứng như:

- Nhìn đèn có quầng xanh đỏ, nhìn có đom đóm bay trước mắt.

- Thích nghi sáng tối kém, khó nhìn theo vật di động.

- Nhìn khuyết góc hoặc nhìn bị che lấp một phần.

- Đau nhức hốc mắt.

- Mất dần tầm nhìn ngoại vi: người bệnh có cảm giác như nhìn qua đường hầm.

- Mắt sưng đỏ, khi lấy tay di vào phần mí mắt trên thấy cứng như hòn bi.

- Nôn hoặc buồn nôn.

Thường thì trong giai đoạn đầu, các triệu chứng xuất hiện ít và khó phát hiện. Theo thời gian bệnh có thể tiến triển nặng lên gây suy giảm thị lực nghiêm trọng, thậm chí là người bệnh không thể lấy lại cho dù là một phần của thị lực đã mất do bệnh glôcôm. Tuy nhiên, có nhiều cách để ngăn ngừa tình trạng mất thị lực nghiêm trọng và mù lòa do bệnh glôcôm.

Việc khám mắt thường xuyên đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thị lực và người bệnh cần thưc hiện những điều sau đây để ngăn ngừa giảm thị lực do bệnh Glocom:

Khám mắt thường xuyên: Nếu bạn có nguy cơ mắc glôcôm, bạn nên đến bác sĩ nhãn khoa thường xuyên để khám mắt. Họ có thể phát hiện bệnh glôcôm ở giai đoạn đầu, sau đó theo dõi và điều trị. Điều quan trọng không kém là dùng thuốc trị glôcôm đúng như lời bác sĩ căn dặn.

Dùng các thuốc có steroid: Hãy nói với bác sĩ nhãn khoa của bạn về việc sử dụng các thuốc mắt có chứa steroid trong thời gian dài hoặc với liều cao vì chúng có thể làm gây tăng nhãn áp (biểu hiện thường có và quan trọng nhất để chẩn đoán bệnh glôcôm), đặc biệt nếu khi bạn đã có sẵn tăng nhãn áp. Steroid mà bạn uống hoặc bôi quanh mắt có nhiều khả năng làm tăng nhãn áp nhất.

 Ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh và trái cây có màu, quả mọng và rau mỗi ngày. Chúng chứa các vitamin và khoáng chất giúp bảo vệ cơ thể và đôi mắt của bạn. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy thực phẩm tốt cho mắt tốt hơn dùng vitamin trong việc ngăn ngừa bệnh glôcôm.

Tập thể dục điều độ: Tập thể dục cường độ cao làm tăng nhịp tim cũng có thể làm tăng nhãn áp. Nhưng đi bộ nhanh và tập thể dục thường xuyên với tốc độ vừa phải có thể làm giảm nhãn áp và cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn. Nếu bạn tập nâng tạ nặng, hãy nhờ huấn luyện viên có chuyên môn chỉ cho bạn cách thở đúng cách trong bài tập này.

Tránh cho đôi mắt của bạn khỏi các chấn thương: Chấn thương mắt có thể dẫn đến bệnh glôcôm. Biết những nguy cơ có thể gây mất an toàn cho mắt. Đánh giá môi trường làm việc một cách cẩn thận để xác định điều gì có thể gây rủi ro, từ đó có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết.

Hạn chế tư thế cúi đầu thấp: Nếu bạn bị bệnh tăng nhãn áp hoặc bạn có nguy cơ mắc bệnh glôcôm, đừng để đầu thấp hơn tim trong thời gian dài. Tư thế cúi đầu có thể làm tăng nhãn áp rất nhiều. Một số người mắc bệnh glôcôm nặng có thể cần tránh một số tư thế yoga. Hãy hỏi bác sĩ nếu bạn cần tránh tư thế cúi đầu nào trong thói quen tập thể dục.

Nằm ngủ đúng tư thế: Nếu bạn bị tăng nhãn áp, tránh kê mắt lên gối hoặc đè trên cánh tay khi ngủ. Những người bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp hoặc có thể làm bệnh nghiêm trọng hơn. Nếu bạn ngáy nhiều hoặc ngừng thở suốt đêm, hãy đi khám nghiệm và điều trị OSA.

Bảo vệ mắt khỏi ánh sáng mặt trời:  một số bằng chứng cho thấy tia UV của mặt trời có thể gây ra một loại bệnh glôcôm. Nên đeo kính râm phân cực chất lượng cao và đội mũ khi có việc ngoài trời hoặc tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào đôi mắt của bạn.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Một vài nghiên cứu gần đây chỉ ra liên quan giữa bệnh nướu răng với tổn thương thần kinh thị giác trong bệnh glôcôm. Vậy ta nên đánh răng và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày cũng như khám nha sĩ thường xuyên.

Nói với bác sĩ nhãn khoa về loại thuốc huyết áp của bạn: Nếu huyết áp của bạn giảm quá thấp trong khi ngủ, nó có thể làm tổn thương thần kinh thị giác  do glôcôm thêm trầm trọng. Nếu bạn dùng thuốc huyết áp vào ban đêm hoặc nếu bạn có các triệu chứng huyết áp thấp (như cảm thấy chóng mặt), hãy báo cho bác sĩ nhãn khoa của bạn. Họ có thể thảo luận điều này với bác sĩ gia đình của bạn. Và đừng tự ý thay đổi thuốc huyết áp đang dùng!

 

                                                    Theo: BV mắt Sài Gòn và BV mắt trung ương

                                                    Người viết: Tô Hoài Thu -Khoa KSBT -TTYTCP



Các tin liên quan:
  Chi Đoàn TTYT tổ chức tọa đàm kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2024)
  THÔNG BÁO MỜI BÁO GIÁ DỊCH VỤ THẨM ĐỊNH GIÁ
  Vì một môi trường làm việc không khói thuốc lá
  Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống Lao 24/3/2024
  Hưởng ứng Ngày Nước thế giới 22/3/2024
  Hưởng ứng Ngày Hội chứng Down thế giới 21/3
  THƯ MỜI CHÀO GIÁ Khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ, viên chức người lao động năm 2024
  Hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3/2024
  Những thực phẩm tuyệt đối không bảo quản trong tủ lạnh vì sẽ ‘sinh độc’.
  Lễ kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024)
  LỊCH TRỰC TẾT NGUYÊN ĐÁN 2024 CỦA TRUNG TÂM Y TẾ TP CẨM PHẢ, TRẠM Y TẾ VÀ KHOA ĐT&TV NGHIỆN CHẤT
  THÔNG BÁO MỜI BÁO GIÁ DỊCH VỤ THUÊ PHẦN MỀM Y TẾ CƠ SỞ
  THÔNG BÁO MỜI CHÀO GIÁ
  THÔNG BÁO BÁN PHẾ LIỆU
  10 sự kiện kết quả nổi bật của Thành phố Cẩm phả năm 2023
   NỔI BẬT
Chi Đoàn TTYT tổ chức tọa đàm kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2024)
THÔNG BÁO MỜI BÁO GIÁ DỊCH VỤ THẨM ĐỊNH GIÁ
Vì một môi trường làm việc không khói thuốc lá
Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống Lao 24/3/2024
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới 22/3/2024
Hưởng ứng Ngày Hội chứng Down thế giới 21/3
   ĐANG ONLINE
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ CẨM PHẢ
Chịu trách nhiệm chính: Vũ Đức Phan - Giám đốc Trung tâm
Cơ quan chủ quản: Sở Y tế Tỉnh Quảng Ninh
Giấy phép xuất bản: Số 86/GPTTĐT-STTTT ngày 19/10/2022 của Sở Thông tin truyền thông
Địa chỉ: Số 445 đường Trần Phú, Cẩm Trung, Cẩm Phả. Quảng Ninh
Điện thoại: 02033.862.285 / Fax: 02033.862.048
Email: vanthu.ttyttpcp@gmail.com