Trang chủ > Tin tức, sự kiện

Bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm. Hãy hành động vì một hành tinh xanh.

Đây là ngày để mỗi người “thực hiện hành động”, không chỉ vì quan tâm đến thế giới tự nhiên, mà còn vì Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại.

*/ Lịch sử ra đời của Ngày Trái Đất:

Vào năm 1969, John McConnell đề xuất một ngày có chủ đề bảo vệ môi trường tại Hội nghị của UNESCO. Đề xuất này đã được thông qua và kết quả là Earth Day đầu tiên được tổ chức vào 21/3/1970. Sau đó, vì thấy được tầm quan trọng và sức ảnh hưởng lớn của ngày lễ, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc U Thant đã chính thức công nhận ngày 21 tháng 3 là ngày lễ quy mô quốc tế.

Vào cùng năm với Earth Day đầu tiên, Gaylord Nelson, thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã đề xuất một ngày lễ tương tự vào ngày 22 tháng 4. Khi đó, hơn 20 triệu người đã hưởng ứng với hoạt động của ngày lễ đó. Sau này, ngày 22 tháng 4 được công nhận là ngày lễ chính thức và có quy mô trên toàn thế giới.

Kể từ năm 2009, Liên hợp quốc chính thức công nhận ngày 22/4 hằng năm là Ngày Trái đất. Đây là dịp để nâng cao nhận thức và hành động của toàn nhân loại nhằm bảo vệ giá trị của môi trường tự nhiên toàn cầu. 

Ngày Trái Đất là một sự kiện môi trường quốc tế được tổ chức vào ngày 22 tháng 4 hàng năm. Đây là ngày nhằm kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường, chống lại biến đổi khí hậu và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

Ý nghĩa của Ngày Trái Đất:

Đọc tên là bạn đã biết ý nghĩa của ngày này. Ngày này có tên gốc là “Earth Day”, đọc tương tự với “birthday”, nghĩa là sinh nhật. Theo đó. Earth day có nghĩa như sự tái sinh của trái đất và đối tượng thực hiện điều đó chính là con người.

Cụ thể hơn, con người luôn sống phụ thuộc vào thiên nhiên. Trong quá trình sinh sống và phát triển, con người đã gây ra nhiều thiệt hại và khiến các tài nguyên ô nhiễm ít nhiều. Điều này cũng gây ảnh hưởng ngược lại đến con người. Chính vì vậy, Earth Day ra đời mang ý nghĩa khuyến khích mọi người trên toàn thế giới nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

*/ Những hành động thiết thực để hưởng ứng ngày Trái Đất 22/4:

Làm vệ sinh chung quanh nơi ở.

Trồng thêm nhiều cây xanh.

Chăm bón cây theo phương pháp hữu cơ.

Sử dụng năng lượng sạch từ gió, ánh sáng mặt trời và thủy triều.

Giảm bớt dùng điện gia dụng.

Tái sử dụng bao, túi nilon thay vì vứt bỏ.

Hạn chế nhận túi nilon từ các cửa hàng.

Tuyên truyền về ngày này cho những người khác.

Hạn chế sử dụng giấy và thay thế bằng các thiết bị điện tử.

Ngày trái đất là lời kêu gọi hành động cấp thiết, là tiếng chuông cảnh tỉnh về những vấn đề môi trường đang ngày càng nghiêm trọng.

Rác thải cũng là một trong những yếu tố gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại môi trường sống. Do vậy hãy chung tay giảm thiểu chất thải đặc biệt là chất thải nhựa.

Ngày Trái Đất 2024 kêu gọi hành động toàn cầu để chống lại ô nhiễm nhựa. Với chủ đề "Planet vs. Plastics", chiến dịch tập trung vào việc giảm thiểu sử dụng đồ nhựa dùng một lần và hướng đến tương lai bền vững hơn.

Nhựa là một vật liệu hữu ích trong nhiều lĩnh vực, nhưng việc sử dụng quá mức và không kiểm soát đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường:

- Ô nhiễm môi trường: Nhựa thải ra môi trường, đặc biệt là nhựa dùng một lần, không thể phân hủy sinh học, dẫn đến ô nhiễm đất, nước.

- Tác động đến sức khỏe con người: Nhựa phân rã thành các vi nhựa có thể xâm nhập vào chuỗi thức ăn và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Hành tinh của chúng ta đang đứng trước nguy cơ bị bao phủ bởi rác thải nhựa. Đây là một vấn đề cấp bách đòi hỏi sự chung tay góp sức của mỗi cá nhân, tổ chức. Hãy hành động ngay hôm nay để bảo vệ Trái đất!

Như chúng ta đã biết, các loại rác thải có nguồn gốc từ nhựa đều mất rất nhiều thời gian để phân hủy. Thông thường, một chiếc chai lọ, ống hút nhựa, túi bóng nilon,… mất hàng trăm năm để có thể phân hủy hoàn toàn. Điều này mang đến rất nhiều nguy hại cho con người và môi trường.

*/ Giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa chung tay bảo vệ môi trường:

Sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế cho nhựa một lần. Thay thế các sản phẩm nhựa dùng một lần bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Từ đó giúp giảm thiểu chất thải nhựa và bảo vệ môi trường sống chung quanh ta.

Thay thế, bỏ hoàn toàn muỗng nhựa dùng một lần, túi nilong và các cốc nhựa chai nhựa thay thế bằng thủy tinh hay các vật liệu thân thiện khác để bảo vệ môi trường.

Các sản phẩm làm từ chất liệu tự nhiên như gỗ, vải, tre, nứa,… dễ phân hủy hơn nhựa. Vì thế, nên ưu tiên chọn đồ dùng làm từ các chất liệu này để giảm lượng rác thải ra ngoài môi trường.

Phân loại rác thải trước khi đem vứt cũng là một trong các cách làm giảm lượng rác thải. Phương pháp này không chỉ giúp việc phân hủy rác nhanh chóng hơn. Nó còn giúp dễ dàng đánh giá rác thải và có thể đem tái chế nếu cần thiết. Sau khi sử dụng xong không được tự ý đốt hay chôn lấp mà phải phân loại riêng túi nilon để công ty môi truờng thu gom và tiêu huỷ theo quy định.

Chung tay bảo vệ môi trường bằng chính hành động cụ thể của mỗi người: phân loại rác thải ngay từ nguồn, vứt rác đúng nơi quy định, không vứt rác thải bừa bãi. Chúng ta hãy vì một Trái Đất, hành tinh Xanh - Sạch - Đẹp, không rác thải hãy cùng nhau truyền đi những thông điệp tốt đẹp để cuộc sống, giúp môi trường ngày càng trở nên tốt hơn, xanh hơn, đẹp hơn./.

                                                                                                                                Nguồn: Sưu tầm trên các trang thông tin điện tử



Các tin liên quan:
  Các biện pháp điều tra, xử lý ổ dịch Dại
  Tuyên truyền Luật phòng, chống bạo lực gia đình và Nghị định số 76/2023/NĐ-CP ngày 01/11/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một dố điều của Luật phòng chống bạo lực gia đình
  Tuyên truyền kết quả Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XV
  THƯ MỜI Về việc báo giá dịch vụ tư vấn gói thầu In bạt- maket, băng rôn, phục vụ triển khai dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước của Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả
  THƯ MỜI Về việc báo giá dịch vụ tư vấn gói thầu In bạt- maket, băng rôn, phục vụ triển khai dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước của Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả
  Tăng cường truyền thông nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh
  PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG BỆNH DẠI SAU PHƠI NHIỄM
  Phòng chống tai nạn đuối nước
  CÁC BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG BỆNH DẠI
  Nguyên tắc “5 đúng” để sử dụng thuốc an toàn
  Cảnh báo tình trạng rối loạn tâm thần do sử dụng thuốc lá điện tử
  THƯ MỜI Về việc báo giá dịch vụ tư vấn gói thầu In bạt- maket, băng rôn, phục vụ triển khai dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước của Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả
  Triển khai đào tạo hướng dẫn sử dụng và kết nối phần mềm Hồ sơ sức khoẻ điện tử
  Tập huấn công tác bảo vệ môi trường y tế năm 2024
  THƯ MỜI Về việc báo giá dịch vụ tư vấn gói thầu In bạt- maket, băng rôn, phục vụ triển khai dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước của Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả
   NỔI BẬT
Các biện pháp điều tra, xử lý ổ dịch Dại
Tuyên truyền Luật phòng, chống bạo lực gia đình và Nghị định số 76/2023/NĐ-CP ngày 01/11/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một dố điều của Luật phòng chống bạo lực gia đình
Tuyên truyền kết quả Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XV
THƯ MỜI Về việc báo giá dịch vụ tư vấn gói thầu In bạt- maket, băng rôn, phục vụ triển khai dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước của Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả
THƯ MỜI Về việc báo giá dịch vụ tư vấn gói thầu In bạt- maket, băng rôn, phục vụ triển khai dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước của Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả
Tăng cường truyền thông nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh
   ĐANG ONLINE
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ CẨM PHẢ
Chịu trách nhiệm chính: Vũ Đức Phan - Giám đốc Trung tâm
Cơ quan chủ quản: Sở Y tế Tỉnh Quảng Ninh
Giấy phép xuất bản: Số 86/GPTTĐT-STTTT ngày 19/10/2022 của Sở Thông tin truyền thông
Địa chỉ: Số 445 đường Trần Phú, Cẩm Trung, Cẩm Phả. Quảng Ninh
Điện thoại: 02033.862.285 / Fax: 02033.862.048
Email: vanthu.ttyttpcp@gmail.com