Trang chủ > Tin tức, sự kiện

Tuyên truyền phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nền kinh tế toàn cầu và sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, việc tội phạm sử dụng công nghệ cao thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra phổ biến dưới nhiều hình thức với nhiều phương pháp, thủ đoạn hết sức tinh vi gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý. Tội phạm này lợi dụng tính ưu việt của mạng Internet để thực hiện hành vi phạm tội, gây ra nhiều hậu quả xấu đối với xã hội, cuộc sống của người dân.

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nền kinh tế toàn cầu và sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, việc tội phạm sử dụng công nghệ cao thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra phổ biến dưới nhiều hình thức với nhiều phương pháp, thủ đoạn hết sức tinh vi gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý. Tội phạm này lợi dụng tính ưu việt của mạng Internet để thực hiện hành vi phạm tội, gây ra nhiều hậu quả xấu đối với xã hội, cuộc sống của người dân.

Các thủ đoạn lừa đảo

Để chiếm đoạt tài sản của bị hại, các đối tượng lừa đảo gọi điện thông báo người dân có liên quan đến các vụ án đặc biệt nghiêm trọng như ma túy, rửa tiền…, làm giả các lệnh bắt, khởi tố của cơ quan công an để đe dọa. (giọng nói đã được sử dụng công nghệ VoIP là công nghệ truyền tiếng nói của con người qua mạng máy tính sử dụng bộ giao thức TCP/IP, trực tiếp sử dụng các gói dữ liệu IP với thông tin được truyền tải là các gói mã hóa của âm thanh để gọi điện, giả danh các cơ quan thực thi pháp luật Việt Nam như Công an, Viện kiểm sát nhân dân…). Các đối tượng lừa đảo yêu cầu nạn nhân dùng điện thoại sử dụng hệ điều hành Android để tải và cài đặt ứng dụng “BỘ CÔNG AN” do các đối tượng cung cấp. Sau khi cài đặt, giao diện ứng dụng có hình ảnh Công an hiệu kèm chữ “BỘ CÔNG AN”, có các trường thông tin như tên đăng nhập, mật khẩu, tài khoản ngân hàng, họ tên, số CMND…

Khi nạn nhân cài đặt và điền thông tin vào ứng dụng trên thì  các quyền quan trọng trên thiết bị như nhận, đọc, soạn, gửi tin nhắn SMS, mở khóa thiết bị, bật, tắt mạng internet, truy cập wifi, đọc, ghi danh bạ, đọc, ghi lịch sử cuộc gọi, thực hiện cuộc gọi, đọc, ghi bộ nhớ; thông tin thiết bị di động… đều bị các đối tượng kiểm soát. Đặc biệt, mọi hoạt động nhắn tin, gọi điện trên thiết bị di động của nạn nhân đều được gửi về máy chủ của đối tượng mà nạn nhân không hề biết. Toàn bộ dữ liệu của nạn nhân sẽ lập tức được chuyển về máy chủ do đối tượng quản lý. Trên cơ sở đó, các đối tượng thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Một thủ đoạn khác là đối tượng yêu cầu bị hại tự đăng ký các tài khoản ngân hàng mới do bị hại đứng tên, sau đó rút tiền từ các tài khoản trước đó của bị hại để nộp vào tài khoản mới, hoặc yêu cầu bị hại tất toán các sổ tiết kiệm, các khoản đầu tư… chuyển vào tài khoản mới lập trên. Khi đó, các đối tượng sẽ theo dõi mọi phát sinh trên thiết bị di động của nạn nhân, đánh cắp các thông tin để tự thực hiện khôi phục mật khẩu tài khoản, tự đăng ký các dịch vụ Internet Banking, Smart banking, thay đổi hạn mức giao dịch… và thực hiện chuyển tiền, chiếm đoạt tài sản.

Một số giải pháp

Trước tình hình trên, để đấu tranh có hiệu quả với tội phạm sử dụng công nghệ cao, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:
         Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; trong đó tăng cường đối với các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng và dịch vụ Internet, viễn thông; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thanh toán điện tử và thương mại điện tử; tầng lớp thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên…
         Hai là, các cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành chính về an ninh, trật tự thông qua hoạt động của mình có trách nhiệm chủ động phát hiện kịp thời nguyên nhân, điều kiện, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao và có biện pháp xử lý phù hợp.
         Ba là, tăng cường các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao thông qua quản lý hành chính về an ninh, trật tự, bao gồm: Theo dõi nhân khẩu, hộ khẩu thông qua công tác quản lý cư trú, kiểm tra nhân khẩu thường trú, tạm trú, lưu trú, tạm vắng trên địa bàn; quản lý hồ sơ, tàng thư, căn cước phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh; các biện pháp quản lý hành chính về an ninh, trật tự khác theo quy định của pháp luật.
         Bốn là, đối với cơ quan chuyên trách cần tổ chức, triển khai các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật để thu thập thông tin, tài liệu về tình hình có liên quan tại các địa bàn, lĩnh vực phụ trách nhằm phục vụ việc phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
         Năm là, các cá nhân cần có trách nhiệm tham gia phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao bằng cách bảo vệ mật khẩu, khóa mật khẩu, cơ sở dữ liệu, thông tin cá nhân, thông tin tài khoản và hệ thống thiết bị công nghệ cao của mình; phát hiện, kịp thời tố giác tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao với cơ quan Công an hoặc chính quyền cơ sở gần nhất; phối hợp chặt chẽ với Cơ quan chuyên trách trong quá trình xác minh làm rõ tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao, cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết có liên quan cho Cơ quan chuyên trách khi được yêu cầu theo quy định của pháp luật./.               

 

                                                                                                                                               Nguồn: Trang thông tin điện tử                                                           



Các tin liên quan:
  Đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh Sốt xuất huyết
  Hưởng ứng Ngày an toàn người bệnh Thế giới 17/9
  Trung tâm Y tế TP Cẩm Phả khắc phục sau bão số 3
  Hưởng ứng Ngày sơ cấp cứu Thế giới 14/9
  Bảo đảm an toàn thực phẩm mùa bão, lũ
  LỊCH TRỰC Phòng, chống cơn bão số 3 năm 2024 (YAGI)
  Tập huấn hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2024
  THÔNG BÁO LỊCH TRỰC CHUYÊN MÔN DỊP NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 02/9 NĂM 2024
  Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng theo Chỉ thị số 21/CT/TTg ngày 25/5/2020 của Thủ tưởng Chính phủ
  Tuyên truyền phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
  Khám sức khoẻ cho người khuyết tật trên địa bàn phường Cẩm Trung
  Về việc mua hoá chất chương trình Sốt xuất huyết năm 2024
  Tập huấn kiến thức phát hiện sớm – can thiệp sớm khuyết tật
  Tuyên truyền kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 – 2024)
  Lợi ích và những điều cần biết khi tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ
   NỔI BẬT
Đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh Sốt xuất huyết
Hưởng ứng Ngày an toàn người bệnh Thế giới 17/9
Trung tâm Y tế TP Cẩm Phả khắc phục sau bão số 3
Hưởng ứng Ngày sơ cấp cứu Thế giới 14/9
Bảo đảm an toàn thực phẩm mùa bão, lũ
LỊCH TRỰC Phòng, chống cơn bão số 3 năm 2024 (YAGI)
   ĐANG ONLINE
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ CẨM PHẢ
Chịu trách nhiệm chính: Vũ Đức Phan - Giám đốc Trung tâm
Cơ quan chủ quản: Sở Y tế Tỉnh Quảng Ninh
Giấy phép xuất bản: Số 86/GPTTĐT-STTTT ngày 19/10/2022 của Sở Thông tin truyền thông
Địa chỉ: Số 445 đường Trần Phú, Cẩm Trung, Cẩm Phả. Quảng Ninh
Điện thoại: 02033.862.285 / Fax: 02033.862.048
Email: vanthu.ttyttpcp@gmail.com