Bảo đảm an toàn thực phẩm mùa bão, lũ
Cơn bão số 3 với cường độ mạnh (cấp siêu bão) đã gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, xã hội của người dân trên địa bàn tỉnh, thành phố. Trong thời gian tới, hoàn lưu sau bão kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Bắc bộ khiến mưa lớn còn kéo dài đến khoảng ngày 11/9/2024. Diễn biến mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét sau bão tại còn rất phức tạp. Nguy cơ mưa lớn kéo dài có thể gây ra nguy cơ ô nhiễm nguồn nước và môi trường (do mưa lũ, ngập lụt có thể cuốn trôi theo mọi thứ gây ô nhiễm có trên mặt đất như: chất thải từ cống rãnh, nhà tiêu, xác súc vật, chuồng gia súc, gia cầm, hóa chất, cây cối… làm nước và môi trường bị ô nhiễm).
Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, góp phần bảo đảm sức khỏe cộng đồng trong mùa bão lũ, chúng ta cần lưu ý các vấn đề sau:
- Để đảm bảo vệ sinh sau mùa bão lụt: Tổng vệ sinh các công trình nhà ở và công cộng (nhà bếp, giếng nước, dụng cụ trữ nước….) Đủ nước sạch cho ăn uống, đặc biệt chú ý việc đảm bảo đun sôi nước trước khi uống. Xử lý, khử trùng nguồn nước trước khi sử dụng, nhất là nước trong ăn uống. Không sử dụng thực phẩm đã ôi thiu, mốc hỏng. Tuyệt đối không sẻ dụng gia súc, gia cầm chết do ngập nước, do ngộ độc hoặc chết không rõ nguyên nhân để chế biến làm thực phẩm. Nên bổ sung thức ăn tươi, giàu vitamin. Thực hiện triệt đẻ việc ăn chin, uống chin.
Mọi người có thể tự bảo vệ mình và gia đình bằng cách tuân thủ 5 nguyên tắc về an toàn thực phẩm.
Nguyên tắc 1: Giữ gìn vệ sinh tốt
Rửa tay bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa với nước sạch: Trước khi tiếp xúc với thực phẩm; Trước và trong quá trình chế biến thực phẩm; Sau mỗi lần đi vệ sinh. Vệ sinh toàn bộ bề mặt và dụng cụ chế biến thực phẩm bằng nước sạch và chất tẩy rửa sau mỗi lần chế biến. Giữ gìn sạch sẽ khu vực bếp và thực phẩm phòng tránh côn trùng, sâu bọ và các động vật khác xâm nhập.
Nguyên tắc 2: Để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín.
- Không để lẫn thịt lợn, thịt gia súc, gia cầm và hải sản tươi sống với các thực phẩm khác
- Sử dụng riêng các dụng cụ và thiết bị nấu nướng như dao, thớt để chế biến thực phẩm sống
- Bảo quản thực phẩm trong các dụng cụ có nắp đậy để tránh ô nhiễm giữa thực phẩm sống.
- Bảo quản thực phẩm trong các dụng cụ có nắp đậy để tránh ô nhiễm giữa thực phẩm sống và thực phẩm chín
Nguyên tắc 3: Đun nấu kỹ:
- Đun, nấu kỹ thực phẩm, đặc biệt là các loài thịc, trứng và hải sản
- Đun sôi thực phẩm và đảm bỏa thực phẩm luôn được nấy kỹ
- Đun kỹ lại thực phẩm chín và chỉ đun lại một lần.
Nguyên tắc 4: Giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn
- Tránh vùng nhiệt độ không đảm bỏa an toàn: từ 5-60oC
- Làm lạnh ngay và bảo quản ở tủ lạnh tất cả các thực phẩm đã nấu chín và thực phẩm dễ bị ôi thiu, hư hỏng khi không sử dụng ngay.
- Giữ thực phẩm đã nấu chín ở nhiệt độ > 60oC trước khi ăn.
Nguyễn tắc 5: Sử dụng nước và nguyên liệu an toàn
- Sử dụng nước sạch trong chế biến thực phẩm
- Lựa chọn thực phẩm tươi từ nguồn tin cậy, an toàn
- Rửa sạch rau và hoa quả, đặc biệt với các loại rau quả ăn sống
- Không sử dụng thực phẩm đã quá hạn sử dụng, đồ hộp bị phồng méo
Trạm Y tế tham mưu cho UBND xã, phường tăng cường kiểm tra, giám sát việc bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ở địa phương, nhất là các thực phẩm thiết yếu, phổ biến, có nguy cơ cao ảnh hưởng do bão lụt. Phát hiện sớm, xử lý kịp thời thực phẩm ô nhiễm, thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm để xử lý kịp thời, tuyệt đối không dùng phân tươi để bón, tưới rau, củ quả. Chủ động xây dựng kết hoạch, tổ chức tốt việc bảo đảm, xử lý nước ăn uống, sinh hoạt trong tình huống đang ngập lụt và sau lũ lụt bằng các biện pháp lắng lọc, khử trùng bằng Chloramin T hoặc B và xử lý bằng biện pháp đun sôi trước khi uống theo hướng dẫn của Trạm Y tế. Giám sát phát hiện sớm ca bệnh, tổ chức cấp cứu và điều trị kịp thời không để diễn biến xấu xảy ra; tiến hành điều tra dịch tễ học theo quy định, xác định phương thức lây truyền, thức ăn nguyên nhân, nguyên nhân gây bệnh để tiên lượng, có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả nhằm ngăn chặn dịch bệnh.
Khi bão, lũ xảy ra, nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ rất cao, vì thế, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng thực phẩm tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm, thuỷ sản chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân để chế biến thực phẩm.
Để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, chống lại bệnh tật, người dân cần chủ động bổ sung vitamin vào khẩu phần ăn hằng ngày.
Về bảo đảm vệ sinh môi trường, người dân vùng bão lũ cần thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom, xử lý, chôn xác động vật. Sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo để xử lý khi chôn cất. Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.
Kịp thời phát hiện và dập tắt bệnh dịch truyền nhiễm như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm, đặc biệt cần đề phòng dịch tả, lỵ, thương hàn...
Khoa ATTP - XN
|