Trang chủ > Tin tức, sự kiện

Hưởng ứng Ngày sơ cấp cứu Thế giới 14/9

Ngày sơ cấp cứu thế giới được tổ chức nhằm vinh danh sự kiện cách đây 152 năm, ông Henry Dunant người Thụy sĩ đã đưa ra ý tưởng về sơ cấp cứu để cứu sống mạng người. Ngày nay, hoạt động sơ cấp cứu của Chữ thập đỏ đã được tổ chức ở 115 quốc gia trên thế giới. Từ năm 2000, sau sự kiện thảm họa 11/9, Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế đã chọn ngày thứ 7, tuần thứ 2 của tháng 9 hàng năm làm ngày Sơ cấp cứu thế giới nhằm nâng cao năng lực sơ cấp cứu tại cộng đồng nhằm đáp ứng yêu cầu sơ cấp cứu và cứu hộ, cứu nạn khi có xảy ra thảm họa hoặc tai nạn hàng loạt do những nguyên nhân khác nhau.

Sơ cấp cứu là những trợ giúp hay chữa trị ngay lúc ban đầu cho nạn nhân bị bất cứ chấn thương, sự cố hay bị một căn bệnh đột ngột nào đó trước khi có xe cấp cứu, bác sĩ, hoặc người có chuyên môn đến chữa trị.

Việc sơ cấp cứu là vô cùng cần thiết bởi vì thời gian chờ đợi bác sĩ hay những người cấp cứu đến có thể làm nạn nhân lâm vào tình trạng nguy hiểm hay không thể cứu được nữa cho dù được đưa đến bệnh viện. Tính mạng nạn nhân lúc đó có thể đo từng phút từng giây. Khi đó sự trợ giúp kịp thời của bạn có thể cứu sống được một con người. Thực tế đã xảy ra những sự việc hết sức đáng tiếc, không đáng xảy ra nếu những người xung quanh nạn nhân có kiến thức về sơ cấp cứu.

Mục đích của việc sơ cấp cứu là bảo toàn tính mạng cho nạn nhân, người thân và đôi khi chính là bản thân mình. Người thực hiện sơ cấp cứu phải là người có kiến thức và chuyên môn nếu không thì chí ít phải có những hiểu biết cơ bản về sơ cấp cứu. Nếu từng được huấn luyện, thực tập thì quá tốt.

(Hình ảnh minh hoạ ép tim, hà hơi thổi ngạt)

Nếu không có những hiểu biết cơ bản về sơ cấp cứu chúng ta sẽ cố làm mọi việc ngay lập tức, có thể dễ dàng làm những việc không cần thiết trước. Do đó, hãy luôn luôn làm việc theo trình tự, quyết định những bước chính phải làm trong trường hợp khẩn cấp như thẩm định tình huống, làm an toàn hiện trường, gọi cấp cứu và yêu cầu giúp đỡ.

Hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ, cố gắng sử dụng kinh nghiệm, đừng cố làm quá nhiều việc một mình và đừng đặt bản thân vào tình cảnh nguy hiểm khi cứu người.

(Hình ảnh sơ cứu gãy xương chi)

 Khi có mặt ở hiện trường, hãy bình tĩnh để có thể biết được càng nhiều thông tin càng tốt. Trách nhiệm của chúng ta là nhận định những nguy hiểm nào có thể xảy đến với bản thân, với nạn nhân và những người xung quanh, sau đó ước định mình có thể giúp đỡ điều gì và cần sự giúp đỡ nào. Hãy nói rằng bạn có chuyên môn khi ngỏ lời giúp đỡ nạn nhân. Nếu không có bác sĩ, y tá hay những người có kinh nghiệm nào khác, bạn phải bình tĩnh gánh vác mọi việc. Trước tiên, hãy tự đặt cho mình những câu hỏi sau:

- Có sự nguy hiểm nào sẽ xảy ra nữa không?

- Có còn ai đang trong tình trạng nguy cấp không?

- Những người đứng gần có thể giúp đỡ không?

- Mình có cần chuyên viên giúp đỡ không?

Những yếu tố gây ra tai nạn có thể sẽ tạo thêm nguy hiểm. Hãy nhớ là phải bảo vệ an toàn cho bản thân mình trước đã. Chúng ta không thể giúp đỡ những người khác nếu như bản thân cũng trở thành nạn nhân.

Thường thì những biện pháp đơn giản nhất như tắt công tắc điện cũng đủ làm cho nơi đó an toàn. Đôi khi cũng cần có những biện pháp phức tạp hơn. Đừng bao giờ để cho bản thân mình và nạn nhân gặp nguy hiểm do làm quá sức. Hãy chú ý đến những điều kiện hạn chế của mình.

Nếu không thể loại bỏ được mối nguy hiểm đe dọa đến mạng sống, hãy cố gắng đưa nạn nhân tránh ra xa đến một khoảng cách an toàn nào đó. Trước tiên, hãy thử đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm. Trong nhiều tình huống nhất thiết cần phải có người giúp đỡ và các dụng cụ chuyên môn.

Đối với các tai nạn nghiêm trọng, đặc điểm của tai nạn nghiêm trọng là có nhiều nạn nhân, mất trật tự và do đó đặt ra trách nhiệm hết sức nặng nề đối với người cấp cứu.

Trước tiên, trung tâm cấp cứu cần biết rõ thông tin về điều gì đã xảy ra để họ không chỉ giúp đỡ theo yêu cầu mà còn gửi dụng cụ và chuyên viên đến cứu trợ và chữa trị. Khi đã chắc chắn là đã gọi điện xong, hãy xem xét lại hiện trường, bắt đầu sơ cấp cứu mà không gây thương tổn cho bản thân. Khi đội cấp cứu đến, nhân viên cấp cứu đứng đầu sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn. Thường cảnh sát sẽ kiểm tra hiện trường xảy ra tai nạn trong khi nhân viên cứu thương cử người làm các việc khác nhau. Nếu được yêu cầu hỗ trợ, hãy cố gắng làm tốt công việc và đừng bận tâm hay khó chịu vì họ không mảy may để ý đến những việc tốt mình đã làm./.

                                                                                                                      Nguồn: Sưu tầm trên trang thông tin điện tử



Các tin liên quan:
  Về việc mua trang thiết bị, vật tư tiêu hao chương trình không lây nhiễm năm 2024
  Tập huấn hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm cho đối tượng cộng tác viên năm 2024
  Tập huấn công tác y tế trường học năm 2024
  Ngày sức khoẻ tâm thần thế giới 10-10-2024 “Ưu tiên cho sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc”.
  Tư vấn về sức khoẻ sinh sản vị thành niên và thanh niên
  Tập huấn Dự phòng lây truyền HIV, Viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con
  Đảm bảo an toàn thực phẩm cho các bếp ăn bán trú
  Điều tra dịch tễ phân vùng ký sinh trùng
  Đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh Sốt xuất huyết
  Hưởng ứng Ngày an toàn người bệnh Thế giới 17/9
  Trung tâm Y tế TP Cẩm Phả khắc phục sau bão số 3
  Hưởng ứng Ngày sơ cấp cứu Thế giới 14/9
  Bảo đảm an toàn thực phẩm mùa bão, lũ
  LỊCH TRỰC Phòng, chống cơn bão số 3 năm 2024 (YAGI)
  Tập huấn hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2024
   NỔI BẬT
Về việc mua trang thiết bị, vật tư tiêu hao chương trình không lây nhiễm năm 2024
Tập huấn hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm cho đối tượng cộng tác viên năm 2024
Tập huấn công tác y tế trường học năm 2024
Ngày sức khoẻ tâm thần thế giới 10-10-2024 “Ưu tiên cho sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc”.
Tư vấn về sức khoẻ sinh sản vị thành niên và thanh niên
Tập huấn Dự phòng lây truyền HIV, Viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con
   ĐANG ONLINE
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ CẨM PHẢ
Chịu trách nhiệm chính: Vũ Đức Phan - Giám đốc Trung tâm
Cơ quan chủ quản: Sở Y tế Tỉnh Quảng Ninh
Giấy phép xuất bản: Số 86/GPTTĐT-STTTT ngày 19/10/2022 của Sở Thông tin truyền thông
Địa chỉ: Số 445 đường Trần Phú, Cẩm Trung, Cẩm Phả. Quảng Ninh
Điện thoại: 02033.862.285 / Fax: 02033.862.048
Email: vanthu.ttyttpcp@gmail.com