Trang chủ > Giới thiệu

VẮC XIN ROTARIX (BỈ) PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY CẤP DO ROTAVIRUS

Virus Rota là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy nặng, nhập viện, thậm chí tử vong ở trẻ nhỏ trên toàn cầu và tại Việt Nam. Triệu chứng đặc trưng của nhiễm virus Rota: sốt, nôn mửa, tiêu chảy,… Rất nhiều trẻ đã tử vong do căn bệnh này vì không được điều trị kịp thời. Sử dụng vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Bố mẹ cần cho trẻ uống vắc xin phòng bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota ngay từ sớm và hoàn thành trước 6 tháng tuổi.

Thông tin về vắc xin Rotarix (Bỉ)

Vắc xin ngừa tiêu chảy do Rotavirus Rotarix là vắc xin sống, giảm độc lực chủng từ người, được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần tuổi phòng viêm dạ dày – ruột do rotavirus týp huyết thanh G1 và không phải G1. Mặc dù trong thành phần chỉ có 1 týp G1P tuy nhiên vắc xin có khả năng bảo vệ chéo tất cả các tuýp G1 và không phải G1 (G2, G3, G4, G9).

Nguồn gốc:

  • Glaxo SmithKline (Bỉ)

Chỉ định:

  • Rotarix được chỉ định phòng bệnh viêm dạ dày ruột do virus Rota tuýp huyết thanh G1 hoặc không phải G1 (như G2, G3, G4, G9) gây ra

Lịch uống: Gồm 2 liều

  • Liều đầu tiên: nên bắt đầu lúc 6 tuần tuổi.
  • Liều thứ 2: sau đó 4 tuần.
  • Phải kết thúc 2 liều trước 6 tháng tuổi.
  • Nếu liều đầu tiên đã uống Rotarix thì bắt buộc liều thứ 2 cũng phải uống Rotarix

Đường dùng:

  • Chỉ dùng đường uống.
  • Vắc xin Rotarix có khả năng bám dính rất tốt vì vậy sau khi uống nếu trẻ có nôn trớ thì cũng không cần uống liều khác. Tuy nhiên nếu xác định rằng đã bị nôn trớ phần lớn vắc xin thì có thể uống lại.

Chống chỉ định:

  • Không dùng vắc xin Rotarix cho trẻ đã quá mẫn cảm ở lần uống đầu tiên hoặc với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.
  • Không dùng cho trẻ có dị tật bẩm sinh về đường tiêu hóa vì có thể dẫn đến lồng ruột (như túi thừa Mackel”s).

Thận trọng khi sử dụng:

  • Nên tạm hoãn việc dùng vắc xin nếu trẻ đang bị sốt hoặc rối loạn tiêu hóa và bị nôn trớ. Tuy nhiên nếu trẻ bị cảm lạnh thì vẫn có thể dùng bình thường.
  • Đối với trẻ vừa uống vắc xin thì cần lưu ý giữ vệ sinh cá nhân như: rửa tay sau khi thay tã,…
  • Chưa có dữ liệu về độ an toàn và hiệu lực của vắc xin đối với những trẻ mắc bệnh đường tiêu hóa. Nên thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng cho các đối tượng này vì vắc xin có thể làm bệnh của trẻ trầm trọng hơn.
  • Chưa có dữ liệu nghiên cứu lâm sàng trên trẻ mắc bệnh suy giảm miễn dịch tiên phát hoặc thứ phát (bao gồm cả trẻ nhiễm HIV dương tính).
  • Cũng như các vắc xin khác, đáp ứng miễn dịch có thể không đạt được ở tất cả các trẻ uống vắc xin. Rotarix không ngừa được các trường hợp viêm dạ dày ruột mà không phải do Rotavirus.

Tác dụng không mong muốn:

  • Thường gặp: bị kích thích, ăn kém hơn do mất cảm giác ngon miệng, có thể có nôn trớ, đau bụng, đầy hơi hoặc đi ngoài.

Tương tác thuốc:

  • Vắc xin Rotarix có thể dùng cùng thời điểm với các vắc xin đơn giá hoặc vắc xin kết hợp khác như: vắc xin ho gà- bạch hầu- uốn ván, vắc xin viêm gan B…Khi uống cùng với vắc xin bại liệt dạng uống (OPV) thì không thấy hiệu lực của vắc xin bại liệt bị ảnh hưởng mà ngược lại có sự suy giảm nhẹ đáp ứng miễn dịch của vắc xin phòng Rotavirus. Tuy nhiên điều này không làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng bảo vệ chống lại vi khuẩn gây viêm dạ dày ruột. Đáp ứng miễn dịch của vắc xin phòng Rotavirus không bị ảnh hưởng nếu uống vắc xin OPV sau 2 tuần kể từ khi uống vắc xin Rota virus.

Bảo quản:

  • Vắc xin đông khô được bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C, tránh ánh sáng.
  • Dung môi hoàn nguyên có thể bảo quản ở 2-8 độ C hoặc ở nhiệt độ phòng (<37 độ C).
  • Sau khi hoàn nguyên, vắc xin được sử dụng ngay hoặc bảo quản trong tủ lạnh từ 2-8 độ C trong vòng 24 giờ. Sau 24 giờ phải loại bỏ vắc xin đã hoàn nguyên.

Tiêm chủng – Niềm hạnh phúc của trẻ thơ

 

Ảnh: Internet



Các tin liên quan:
  Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030
  Bài tuyên truyền phòng ngừa bệnh dại
  Mời đơn vị tham gia trình bày phương án bảo dưỡng, thay thế thiết bị hệ thống xử lý nước thải
  THÔNG BÁO VỀ VIỆC TRỰC DỊP LỄ 02/09/2022 CỦA TRUNG TÂM Y TẾ TP CẨM PHẢ
  Cách ăn uống để đảm bảo sức khỏe mùa thi
  Hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccin cho người đã mắc COVID-19
  VẮC XIN ROTARIX (BỈ) PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY CẤP DO ROTAVIRUS
  Tổ chức tập huấn hướng dẫn nhập liệu công tác tiêm chủng và xét nghiệm Covid-19.
  Tổ chức cho toàn bộ đảng viên, cán bộ, viên chức, người lao động học tập, nghiên cứu, quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
  Cách lựa chọn đảm bảo An toàn thực phẩm trong dịpTết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021
  Xét nghiệm phát hiện kịp thời các trường hợp mắc COVID-19 là mục tiêu quan trọng hàng đầu.
   NỔI BẬT
Đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh Sốt xuất huyết
Hưởng ứng Ngày an toàn người bệnh Thế giới 17/9
Trung tâm Y tế TP Cẩm Phả khắc phục sau bão số 3
Hưởng ứng Ngày sơ cấp cứu Thế giới 14/9
Bảo đảm an toàn thực phẩm mùa bão, lũ
LỊCH TRỰC Phòng, chống cơn bão số 3 năm 2024 (YAGI)
   ĐANG ONLINE
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ CẨM PHẢ
Chịu trách nhiệm chính: Vũ Đức Phan - Giám đốc Trung tâm
Cơ quan chủ quản: Sở Y tế Tỉnh Quảng Ninh
Giấy phép xuất bản: Số 86/GPTTĐT-STTTT ngày 19/10/2022 của Sở Thông tin truyền thông
Địa chỉ: Số 445 đường Trần Phú, Cẩm Trung, Cẩm Phả. Quảng Ninh
Điện thoại: 02033.862.285 / Fax: 02033.862.048
Email: vanthu.ttyttpcp@gmail.com