Trang chủ > Tin tức, sự kiện

Cách phòng tránh ngộ độc rượu

Uống rượu từ lâu đã trở thành một nét văn hóa của người Việt. Tuy nhiên, phong tục tốt đẹp này đang dần bị biến tướng và dẫn đến nhiều hệ lụy.

12/03/2019 09:37:10 AM

Nên hạn chế rượu bia

Theo thống kê của các bệnh viện, số lượng người nhập viện trong mỗi dịp Tết Nguyên đán do ngộ độc rượu đang có xu hướng gia tăng. Đáng lo ngại hơn khi độ tuổi của các bệnh nhân ngộ độc rượu có dấu hiệu trẻ hóa, trung bình từ 20-50 tuổi.

Triệu chứng của ngộ độc rượu

Khi bị ngộ độc rượu cấp tính , đầu tiên, người bệnh có dấu hiệu hưng phấn, kích thích, nói nhiều, mất khả năng vận động tự chủ, mất cân bằng, ngồi không vững. Sau đó, khi đã ngấm vào cơ thể, rượu sẽ ức chế trung tâm hô hấp, thần kinh, khiến người bệnh giảm phản xạ cơ, xương, tri giác, có thể mất tri thức, hạ huyết áp, có thể rơi vào hôn mê. Lúc này, nếu không được cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong sẽ rất cao.

Nguyên nhân gây ngộ độc rượu

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng ngộ độc rượu trong dịp lễ Tết là do tình trạng lạm dụng rượu, vượt quá khả năng hấp thụ của cơ thể. Trên thế giới, ‘đơn vị rượu’ được dùng để quy đổi nồng độ của các loại rượu bia khác nhau. Ví dụ, 1 đơn vị rượu tương đương 270ml bia, 1 chén rượu vang 125ml hoặc 1 chén rượu mạnh 25ml. Theo các chuyên gia, dù rượu có chất lượng tốt, nam giới cũng không nên uống quá 3 đơn vị rượu/ngày; mức an toàn cho nữ giới là 2 đơn vị rượu/ngày.

Bên cạnh đó, tại Việt Nam, rượu giả, rượu kém chất lượng pha methanol với tỷ lệ cao tràn lan khắp nơi. Methanol là cồn công nghiệp, khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành formaldehyt và acid formic – 2 chất độc ảnh hưởng nặng nề đến gan và thận. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc rượu tăng cao dịp Tết.

 

Theo thống kê của các bệnh viện, số lượng người nhập viện trong mỗi dịp Tết Nguyên đán do ngộ độc rượu đang có xu hướng gia tăng Những nguyên tắc khi uống rượu để không ngộ độc

- Chỉ uống các loại rượu có nguồn gốc, nhãn mác rõ ràng, có tem chứng nhận của các cơ quan chức năng.

- Không uống rượu tự pha chế, rượu tự ngâm với lá, rễ cây, động vật… mà không rõ thành phần, xuất xứ, công dụng.

- Không uống rượu có hàm lượng methanol >0,1%.

- Không nên uống quá nhiều rượu. Tốt nhất, mỗi người chỉ nên uống 1 đơn vị rượu/ngày. Cụ thể, chỉ nên uống 300-350ml bia (nồng độ 4%), 150-200ml rượu sâm banh (nồng độ 11%), 50ml rượu có màu (nồng độ 17-20%) và chỉ nên uống 25ml rượu trắng (nồng độ 35-40%).

- Không uống rượu khi đang đói.

- Không uống rượu kèm với các loại nước có gas.

- Tuyệt đối không uống rượu khi đang sử dụng các loại thuốc như: thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương, thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương, thuốc có tác dụng phụ ức chế hệ thần kinh trung ương, thuốc hạ huyết áp, thuốc hạ đường huyết, các nhóm kháng sinh cephalosporin, nhóm phenicol (chloramphenicol), nhóm azol (metronidazol, ketocanzol), thuốc kháng viêm không steroid thế hệ cũ.

Xử lý khi bị ngộ độc rượu

Khi gặp người bị ngộ độc rượu, cần tìm cách gây nôn để nạn nhân nôn hết, nhằm tránh chất độc ngấm và tích tụ trong cơ thể. Có thể cho nạn nhân uống trà đặc, sữa nóng để tăng khả năng thải độc của cơ thể. Lưu ý không cho bệnh nhân uống thuốc chống nôn và uống paracetamol vì có thể khiến tình trạng ngộ độc nặng hơn.

Sau đó, cởi bớt quần áo, khăn, thắt lưng, để nạn nhân nằm sấp, 2 tay xuôi, để đầu nghiêng về một bên ở nơi thoáng mát nhưng không có gió lùa. Trong trường hợp nạn nhân bị ngộ độc nặng, có biểu hiện co giật, hơi thở đứt quãng, hôn mê, thì phải đưa đến bệnh viện cấp cứu càng nhanh càng tốt.

Trương thị Hải Yến ATTVSTP-TTYTCP

 



Các tin liên quan:
  LỊCH TRỰC CHUYÊN MÔN DỊP NGHỈ LỄ 30/4 VÀ 01/5 NĂM 2024
  Tuyên truyền Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú
  Tuyên truyền phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
  Tuyên truyền Luật căn cước
  Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống Sốt rét 25/4/2024
  Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024
  Hưởng ứng tuần lễ tiêm chủng năm 2024 với chủ đề “Tiêm chủng - Lá chắn bảo vệ sức khỏe cộng đồng”
  Bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm. Hãy hành động vì một hành tinh xanh.
  Hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống bệnh Chagas 14/4
  Tập huấn chương trình phòng chống bệnh Ký sinh trùng, Sốt rét năm 2024
  Tập huấn chương trình phòng chống bệnh Dại năm 2024
  Đảm bảo công tác an toàn vệ sinh thực phẩm trong cơ sở giáo dục có tổ chức ăn bán trú cho học sinh.
  Tập huấn cho cán bộ phụ trách công tác Dược tại Trạm Y tế
  THÔNG BÁO MỜI CHÀO GIÁ DỊCH VỤ TƯ VẤN
  Chi Đoàn TTYT tổ chức tọa đàm kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2024)
   NỔI BẬT
LỊCH TRỰC CHUYÊN MÔN DỊP NGHỈ LỄ 30/4 VÀ 01/5 NĂM 2024
Tuyên truyền Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú
Tuyên truyền phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tuyên truyền Luật căn cước
Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống Sốt rét 25/4/2024
Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024
   ĐANG ONLINE
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ CẨM PHẢ
Chịu trách nhiệm chính: Vũ Đức Phan - Giám đốc Trung tâm
Cơ quan chủ quản: Sở Y tế Tỉnh Quảng Ninh
Giấy phép xuất bản: Số 86/GPTTĐT-STTTT ngày 19/10/2022 của Sở Thông tin truyền thông
Địa chỉ: Số 445 đường Trần Phú, Cẩm Trung, Cẩm Phả. Quảng Ninh
Điện thoại: 02033.862.285 / Fax: 02033.862.048
Email: vanthu.ttyttpcp@gmail.com