Phong-chong-dich-benh
Trang chủ > Phòng chống dịch bệnh

CHỦ ĐỘNG PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN

Hiện nay, tình hình dịch bệnh Viêm não Nhật Bản B có chiều hướng gia tăng, tính đến ngày 30/6/2018 toàn tỉnh Quảng Ninh ghi nhận 05 ca mắc Viêm não Nhật Bản, trong đó Uông bí (01 ca), Tiên Yên (03 ca), Ba Chẽ (01 ca) hầu hết các ca mắc đều ở độ tuổi dưới 15 tuổi và chưa được tiêm chủng vắc xin Viêm não Nhật Bản B.

1. Bệnh viêm não Nhật Bản B là gì?

- Viêm não Nhật Bản B là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do virut viêm não Nhật Bản typ B gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi.

- Đây là bệnh có tỷ lệ di chứng thần kinh nặng và tử vong cao.

- Ở nước ta, bệnh thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10, phát triển nhiều nhất vào tháng 6 và tháng 7

2. Đường lây truyền của bệnh viêm não Nhật Bản B như thế nào?

- Bệnh do muỗi truyền (muỗi Culex tritaeniorhynchus), muỗi đốt chim, lợn bị nhiễm vi rút sau đó truyền sang người qua vết đốt.

- Muỗi Culex tritaeniorhynchus đã được xác định là trung gian truyền bệnh viêm não Nhật Bản ở châu Á. Ở Việt Nam, muỗi Culex tritaeniorhynchus được xác định là loài trung gian truyền bệnh chính. Muỗi này có tập tính thích đẻ trứng ở các thủy vực có nước trong, thường được phát hiện nhiều ở những ruộng lúa nước, mương rãnh...Hình thể muỗi có màu nâu đen, phát hiện nhiều ở vùng nông thôn, làng mạc đông dân cư, có nhiều ao, hồ...Muỗi thường đẻ trứng ở những ao nước, ruộng lúa; trứng dính thành bè nổi trên mặt mước. Muỗi cái trưởng thành chích đốt máu vào ban đêm ở trong nhà, kể cả ngoài nhà. Chúng thích hút máu chim, máu lợn nhiều hơn máu người và thường trú ẩn ở các bụi rậm hoặc chuồng gia súc, nhất là chuồng lợn.

- Muỗi Culex tritaeniorhynchus phát triển vào mùa nóng, ẩm, chúng hoạt động mạnh từ tháng 5 đến tháng 11, cao nhất là các tháng 8, 9. Muỗi được xác định là trung gian truyền bệnh viêm não Nhật Bản, trẻ em là đối tượng rất dễ bị mắc bệnh; khi khỏi bệnh nó có thể để lại những di chứng khá nặng nề.

3. Biểu hiện của bệnh viêm não Nhật Bản B là gì?

- Sốt cao đột ngột 39-400C

- Đau đầu

- Buồn nôn và nôn vọt

- Cứng cổ, lú lẫn, co giật, đờ đẫn, hôn mê…trẻ nhỏ thóp phồng (nếu còn thóp), khóc tăng khi thay đổi tư thế hoặc gồng cứng người.

4. Phòng bệnh viêm não Nhật Bản B như thế nào?

Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh viêm não Nhật Bản B, nhưng đã có vắc xin phòng bệnh. Để chủ động phòng bệnh cho trẻ, cần:

* Ngủ màn, mặc quẩn áo dài, dùng các chất xua đuổi côn trùng để phòng muỗi đốt.

*Thực hiện vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, diệt muỗi, bọ gậy, di dời chuống gia súc ra xa nơi ở, thường xuyên vệ sinh chuồng trại.

*Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi có dấu hiệu sốt cao đột ngột, đau đầu, buồn nôn và nôn để được khám bệnh và điều trị kịp thời.

* Đưa trẻ đi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản B đầy đủ và đúng lịch

Mũi 1: Lúc trẻ được 1 tuổi

Mũi 2: Sau mũi 1 từ 1 - 2 tuần

Mũi 3: Sau mũi 2 một năm

Sau đó, cứ 3 - 4 năm tiêm nhắc lại 1 lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Tiêm chủng vắc xin chính là biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất, hiệu quả nhất và chỉ có tỷ lệ tiêm chủng cao mới có khả năng bảo vệ được cá nhân và cộng đồng trước các dịch bệnh nguy hiểm trong đó có VNNB. Mọi người dân cần chủ động đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch tất cả các loại vắc xin trong đó có vắc xin VNNB tại các cơ sở y tế.

Trước tình hình bệnh viêm não Nhật Bản có chiều hướng gia tăng, Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả có công văn chỉ đạo các Trạm Y tế xã, phường:

- Thực hiện giám sát ca bệnh phối hợp với giám sát EBS phát hiện sớm can thiệp xử lý kịp thời;

- Giám sát ca bệnh phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh làm xét nghiệm;

- Hướng dẫn điều tra giám sát và xử lý ổ dịch theo quy định;

- Rà soát đối tượng trẻ từ 1-5 tuổi chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ mũi vắc xin Viêm não Nhật Bản  để triển khai chiến dịch tiêm bổ sung trong tháng 7/2018;

- Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao ý thức trong cộng đồng về việc đưa trẻ đến các cơ sở Y tế tiêm chủng vắc xin VNNB đúng lịch và đủ liều, phối hợp với các trường học trong việc giám sát phát hiện ca bệnh.

 

 (Nguồn: CDC Quảng Ninh)



Các tin liên quan:
  BỆNH SỞI VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
  Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống sốt rét 25/4/2025
  Đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh Sốt xuất huyết
  Bệnh Cúm mùa và các biện pháp phòng chống
  Cách phòng chống và hướng dẫn chăm sóc khi trẻ mắc Sởi
  Hỏi đáp về tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi
  Những điều cần biết về tình trạng sức khỏe hậu COVID-19
  Danh sách số điện thoại Lãnh đạo Phòng Y tế, Trung tâm Y tế, CBYT khoa Kiểm soát dịch bệnh, Lãnh đạo Trạm Y tế 16 xã, phường Trên địa bàn thành phố Cẩm Phả
  VẮC XIN ABHAYRAB 0,5ML (ẤN ĐỘ) PHÒNG BỆNH DẠI
  VẮC XIN SYNFLORIX (BỈ) PHÒNG CÁC BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN
  Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2
  Đảm bảo ATTP trong Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm 2021
  Bảo đảm an toàn thực phẩm đối với gia đình trong phòng chống dịch Covid- 19
  Bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống Covid 19 tại bếp ăn tập thể, nhà hàng, trường học.
  Triển khai hoạt động của Tổ COVID cộng đồng tại thành phố Cẩm Phả theo hướng dẫn của Sở Y tế Quảng Ninh.
   NỔI BẬT
Uống Vitamin A 2 lần /năm mắt sáng khoẻ mạnh
Phòng bệnh truyền qua thực phẩm do ký sinh trùng
THƯ MỜI CHÀO GIÁ Về việc mua vật tư phục vụ hoạt động TCMR năm 2025
Tập huấn triển khai tiêm huyết thanh kháng Dại tại Trung tâm Y tế năm 2025
Hàng giả, hàng nhái – mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe cộng đồng.
Đảm bảo an toàn thực phẩm trong mùa mưa lũ
   ĐANG ONLINE
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ CẨM PHẢ
Chịu trách nhiệm chính: Vũ Đức Phan - Giám đốc Trung tâm
Cơ quan chủ quản: Sở Y tế Tỉnh Quảng Ninh
Giấy phép xuất bản: Số 86/GPTTĐT-STTTT ngày 19/10/2022 của Sở Thông tin truyền thông
Địa chỉ: Số 445 đường Trần Phú, Cẩm Trung, Cẩm Phả. Quảng Ninh
Điện thoại: 02033.862.285 / Fax: 02033.862.048
Email: vanthu.ttyttpcp@gmail.com