Trang chủ > Phòng chống dịch bệnh

VẮC XIN SYNFLORIX (BỈ) PHÒNG CÁC BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN

Tiêm vắc xin phòng các bệnh do phế cầu cho trẻ ngay từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi là cách đơn giản và hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ khỏi các căn bệnh nguy hiểm gây ra do khuẩn phế cầu. Tất cả những người từ 65 tuổi trở lên cũng cần tiêm vắc xin ngừa phế cầu. Những người trẻ hơn 65 tuổi cần tiêm vắc xin ngừa phế cầu nếu rơi vào một trong những nhóm nguy cơ cao mắc bệnh phế cầu nghiêm trọng: Bệnh phổi mãn tính (bao gồm hen suyển), bệnh tim, đái tháo đường, bệnh gan mãn tính, nghiện rượu, bệnh hồng cầu hình liềm, người cắt lách, bất kỳ tình trạng tổn thương hệ thống miễn dịch nào, bệnh thận mãn tính, hay có cấy dụng cụ trợ thính, dò dịch não tủy. Thêm vào đó, những ai những người hút thuốc lá cũng cần tiêm vắc xin phế cầu.

Bệnh phế cầu do vi khuẩn Phế cầu gây nên, vi khuẩn này có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan trong cơ thể bao gồm tai, xoang, phổi và máu. Hàng năm tại có hàng triệu người nhiễm bệnh. Không có con số chính xác vì số lượng quá lớn và bao gồm cả những trường hợp bệnh nhẹ (như nhiễm bệnh ở tai và xoang) cho đến những trường hợp bệnh nặng như viêm phổi, nhiễm trùng huyết và viêm màng não mà tỷ lệ tử vong có thể hơn 30%.

Tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm bệnh phế cầu; tuy nhiên trường hợp nặng thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người già và những có bệnh mãn tính.

 Phế cầu khuẩn có trong hơi thở của nhiều người. Vi khuẩn này lan truyền qua ho, hắt hơi và các chất tiết đường hô hấp khác. Vi khuẩn phế cầu cũng có thể sống trong thời gian ngắn trên các bề mặt. Những vi khuẩn này, cùng với nhiều loại khác đặc biệt phổ biến ở những nơi mà mọi người – đặt biệt là trẻ em nhỏ - tiếp xúc gần gũi với nhau. Nhà trẻ, trường học và các cơ sở chăm sóc dài hạn là những nơi có nguy cơ nhiễm bệnh phế cầu cao.   

Triệu chứng của các bệnh do phế cầu thay đổi tùy theo theo từng cơ quan trong cơ thể nhiễm bệnh. Nếu phổi bị nhiễm bệnh có thể có các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi, thở ngắn, ho và đau ngực.

Bệnh do phế cầu có thể gây bệnh cảnh nặng và có thể tử vong. Các thể bệnh nặng là viêm phổi, nhiễm trùng huyết và viêm màng não.Cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh này là tiêm ngừa vắc xin.

 

THÔNG TIN VỀ VẮC XIN SYNFLORIX (Bỉ)

 

Vắc xin ngừa phế cầu Synflorix có tác dụng tạo miễn dịch chủ động cho trẻ em và trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi, với mục đích phòng ngừa các bệnh gây ra bởi phế cầu (Streptococcus pneumoniae) như: Hội chứng nhiễm trùng, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và viêm tai giữa cấp tính.

Nguồn gốc:

  • Glaxo SmithKline (Bỉ)

Chỉ định:

  • Synflorix được chỉ định cho trẻ nhỏ từ 6 tuần đến 5 tuổi để phòng ngừa các bệnh do phế cầu Streptococcus pneumoniae tuýp huyết thanh 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F và 23F (như hội chứng nhiễm trùng, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và viêm tai giữa cấp) và ngừa viêm tai giữa cấp gây bởi Haemophilus influenzae không định tuýp.

Lịch tiêm chủng:

* Trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi: * Liệu trình tiêm 3 liều cơ bản

  • Mũi 1: khi trẻ được 6 tuần tuổi hoặc trẻ 2 tháng tuổi
  • Mũi 2: vào 3 tháng tuổi hoặc cách mũi 1, 1 tháng.
  • Mũi 3: vào 4 tháng tuổi hoặc cách mũi 2, 1 tháng.
  • Mũi nhắc lại: Sau 6 -12 tháng kể từ mũi thứ 3.

Hoặc:

  • Mũi 1: vào 2 tháng tuổi.
  • Mũi 2: vào 4 tháng tuổi.
  • Mũi 3: vào 6 tháng tuổi.
  • Mũi nhắc lại: Sau 6 tháng kể từ mũi 3.

(Liều đầu tiên của liệu trình này có thể bắt đầu từ 6 tuần tuổi. Khoảng cách giữa 3 liều đầu tiên tối thiểu là 1 tháng; liều nhắc lại sau 6 tháng kể từ mũi thứ 3).

Trẻ sinh non (≥ 27 tuần): có thể áp dụng liệu trình này.

Trẻ từ 7- 11 tháng (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó)

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng.
  • Mũi nhắc lại: vào năm tuổi thứ 2 và cách mũi 2 ít nhất là 2 tháng.

* Trẻ từ >12 tháng đến 5 tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó)

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: cách mũi 1 là 2 tháng.

Đường tiêm:

Tiêm bắp ở mặt trước – bên đùi của trẻ nhỏ và tiêm ở cơ delta cánh tay của trẻ lớn. Không được tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm trong da đối với vắc xin Synflorix.

Chống chỉ định:

Synflorix không được tiêm cho các đối tượng quá mẫn với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin.

Thận trọng khi sử dụng:

Nên hoãn việc tiêm vắc xin nếu đang sốt hoặc nhiễm trùng cấp tính.

Synflorix chỉ có tác dụng phòng ngừa đối với các vi khuẩn có tuýp huyết thanh đã được chỉ ra trong thành phần của vắc xin. Vì vậy vắc xin polysaccharid 23 tuýp phế cầu (Pneumo 23) cần được chỉ định khi trẻ ≥ 2 tuổi.

Liệu trình sử dụng Synflorix được thích hợp để chỉ định cho trẻ dưới 2 tuổi.

Tác dụng không mong muốn:

Các phản ứng tại chỗ thường gặp với tỷ lệ cao hơn ở trẻ >12 tháng tuổi so với trẻ nhỏ hơn.

Các tác dụng không mong muốn thường trầm trọng hơn khi tiêm cùng với vắc xin ho gà toàn tế bào.

Thường gặp: sốt >38 độ C, đau sưng đỏ hoặc chai cứng ở chỗ tiêm. Tinh thần trẻ có thể bị kích thích, có cảm giác chán ăn.

Tương tác thuốc:

Synflorix có thể tiêm đồng thời với các vắc xin sau đây nhưng phải tiêm vào các vị trí khác nhau: vắc xin bạch hầu, ho gà vô bào, viêm gan B, vắc xin bại liệt bất hoạt, vắc xin phòng các bệnh do Hib, vắc xin viêm gan B, vắc xin sởi – quai bị – rubella, vắc xin thủy đậu, vắc xin não mô cầu, vắc xin rotavirus.

Bảo quản:

Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 độ C – 8 độ C, không được để đông băng.

TIÊM CHỦNG – NIỀM HẠNH PHÚC CỦA TRẺ THƠ

HÃY LIÊN HỆ VỚI PHÒNG TIÊM VẮC XIN DỊCH VỤ - TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ CẨM PHẢ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

ĐC: 445, đường Trần Phú, phường Cẩm Trung,

thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

SĐT: 0203.3723.178

Facebook: Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả

Nguyễn Việt Hưng - TTGDSK TTYTCP



Các tin liên quan:
  Hỏi đáp về tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi
  Những điều cần biết về tình trạng sức khỏe hậu COVID-19
  Danh sách số điện thoại Lãnh đạo Phòng Y tế, Trung tâm Y tế, CBYT khoa Kiểm soát dịch bệnh, Lãnh đạo Trạm Y tế 16 xã, phường Trên địa bàn thành phố Cẩm Phả
  VẮC XIN ABHAYRAB 0,5ML (ẤN ĐỘ) PHÒNG BỆNH DẠI
  VẮC XIN SYNFLORIX (BỈ) PHÒNG CÁC BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN
  Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2
  Đảm bảo ATTP trong Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm 2021
  Bảo đảm an toàn thực phẩm đối với gia đình trong phòng chống dịch Covid- 19
  Bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống Covid 19 tại bếp ăn tập thể, nhà hàng, trường học.
  Triển khai hoạt động của Tổ COVID cộng đồng tại thành phố Cẩm Phả theo hướng dẫn của Sở Y tế Quảng Ninh.
  Cập nhật tình hình dịch bệnh Covid-19 và công tác phòng chống dịch của Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả.
  Đừng bỏ lỡ cơ hội tiêm bổ sung vắc xin bạch hầu - uốn ván (Td) cho trẻ em lúc 7 tuổi
  Công tác Y tế tại các khu cách ly tập trung trên địa bàn thành phố Cẩm Phả.
  Đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho các trường học trên địa bàn thành phố Cẩm Phả trước ngày khai giảng năm học 2020 – 2021
  Cập nhật tình hình dịch bệnh Covid-19 và công tác phòng chống dịch của Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả.
   NỔI BẬT
LỊCH TRỰC CHUYÊN MÔN DỊP NGHỈ LỄ 30/4 VÀ 01/5 NĂM 2024
Tuyên truyền Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú
Tuyên truyền phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tuyên truyền Luật căn cước
Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống Sốt rét 25/4/2024
Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024
   ĐANG ONLINE
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ CẨM PHẢ
Chịu trách nhiệm chính: Vũ Đức Phan - Giám đốc Trung tâm
Cơ quan chủ quản: Sở Y tế Tỉnh Quảng Ninh
Giấy phép xuất bản: Số 86/GPTTĐT-STTTT ngày 19/10/2022 của Sở Thông tin truyền thông
Địa chỉ: Số 445 đường Trần Phú, Cẩm Trung, Cẩm Phả. Quảng Ninh
Điện thoại: 02033.862.285 / Fax: 02033.862.048
Email: vanthu.ttyttpcp@gmail.com