Trang chủ > Phòng chống dịch bệnh

Người viêm phổi Vũ Hán có thể không biểu hiện gì

26/01/2020 03:22:21 PM

Nghiên cứu mới cho thấy virus nCoV được tìm thấy trong phổi các bệnh nhân không biểu hiện triệu chứng rõ ràng.

Các nhà nghiên cứu cho rằng nếu không có sự giám sát chặt chẽ, những bệnh nhân này có thể trở thành nguồn lây nhiễm cực kỳ nguy hiểm đối với cộng đồng. Kiểm dịch nghiêm ngặt là tuyệt đối quan trọng để ngăn chặn số ca bệnh đạt đến quy mô của đợt bùng phát dịch SARS vào năm 2003.

Nhân viên y tế tiến hành kiểm tra nhiệt độ hành khách tại Sân ga Bắc Kinh. Ảnh: Reuters

Nhân viên y tế tiến hành kiểm tra nhiệt độ hành khách tại sân ga Bắc Kinh. Ảnh: Reuters

Phát hiện mới được báo cáo trong Tạp chí Lancet bởi nhóm chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu Hong Kong. Giáo sư Yuen Kwok -yung, người đứng đầu công trình nghiên cứu cùng các cộng sự của mình đã phân tích các mẫu bệnh phẩm và tiến hành chụp CT đối với một gia đình 7 người. 6 thành viên đươc chẩn đoán nhiễm virus nCoV. Một cậu bé 10 tuổi ban đầu không biểu hiện triệu chứng nào. Tuy nhiên, kết quả chụp cắt lớp cho thấy sự bất thường ở phổi.

Hai thành viên trong gia đình cậu bé cũng không có biểu hiện sốt trong lần đầu nhập viện và được chẩn đoán viêm phổi sau đó.

Nữ bệnh nhân khác là một bé gái 7 tuổi. Em cũng được chẩn đoán dương tính với virus nCoV và không có các triệu chứng thường gặp như sốt, ho, đau họng, khó thở... Em đã đeo khẩu trang phẫu thuật trong suốt thời gian ở Vũ Hán.

Các bệnh nhân hiện được cách ly theo dõi để tránh lây lan.

Trong đợt bùng phát dịch SARS vào năm 2003, các trường hợp mắc bệnh không rõ ràng là tương đối hiếm gặp.

Virus corona chủng nCoV được cho là liên quan đến động vật hoang dã được bày bán tại chợ hải sản Huanan ở Vũ Hán. Tuy nhiên, các gia đình là đối tượng của nghiên cứu mới chưa từng tiếp xúc, ăn thịt các loài động vật này hoặc đến thăm các khu chợ hải sản trong thời gian gần đây.

Dựa trên bài học rút ra từ đợt dịch SARS, các nhà khoa học cho rằng chính quyền nước này nên có biện pháp ngăn chặn việc bán chui động vật hoang dã trong các khu chợ. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết công chúng có thể giảm bớt lo ngại. Không giống như năm 2003, hệ thống giám sát và các phòng xét nghiệm của Trung Quốc có khả năng phát hiện ổ dịch trong vòng vài tuần và nhanh chóng công bố trình tự gene của virus, cho phép chẩn đoán nhanh chóng, kiểm soát dịch tễ học hiệu quả.

Hiện, số ca tử vong do viêm phổi lạ đã tăng lên 55. Trung Quốc cũng phát hiện thêm 300 ca bệnh.

Những ca ghi nhận mới nhất đều là từ tỉnh Hồ Bắc, "tâm điểm" của vụ dịch, đưa tổng số bệnh nhân lên 1.610 trên toàn quốc.

Trước đó, vào ngày 25/1, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảnh báo, nước này đang phải đối mặt với "tình trạng khẩn cấp", đặc biệt là khi bệnh lây lan mạnh mẽ trong dịp Tết Nguyên đán.

Hơn 10 thành phố của đại lục đã bị phong tỏa, một nỗ lực chưa từng có để ngăn chặn căn bệnh.

Các bệnh viện đối mặt với tình trạng quá tải. Trong khi đó, bác sĩ ngày càng phẫn nộ do thiếu hỗ trợ cả về nhân lực lẫn vật tư y tế. Nhiều người làm việc trong tình trạng kiệt sức. Trên nền tảng truyền thông xã hội, người dùng bắt đầu lan truyền những video ghi lại khung cảnh hỗn loạn trong các bệnh viện tại Vũ Hán cũng như nhiều tỉnh thành phố, nơi hàng nghìn người tụ tập ở hành lang còn nhân viên y tế la hét đầy bất lực.

Vào ngày 25/1, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc thông báo thành lập 6 đội phản ứng gồm 1.230 nhân viên y tế. Tất cả được điều động đến tỉnh Hồ Bắc để làm việc. Ba đội phản ứng từ Thượng Hải, Quảng Đông và của quân y đã đến tỉnh này, tuy nhiên không rõ họ có nằm trong số hơn 1.200 y bác sĩ nói trên hay không.

Mới đây, các nhóm nghiên cứu độc lập tại Mỹ và Trung Quốc đã nỗ lực điều chế vắc xin phòng chống virus nCoV. Vắcxin dự kiến được thử nghiệm trên người trong vòng 3 tháng tới, khoảng thời gian nhanh nhất từ trước đến nay.

Bệnh viêm phổi lạ liên quan đến chủng virus nCoV bắt đầu bùng phát kể từ ngày 31/12/2019. Chỉ trong chưa đầy một tháng đã lây nhiễm tới 9 quốc gia bao gồm Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Singapore, Việt Nam, Pháp, Australia và Malaysia.

CDC Quảng Ninh

 



Các tin liên quan:
  BỆNH SỞI VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
  Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống sốt rét 25/4/2025
  Đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh Sốt xuất huyết
  Bệnh Cúm mùa và các biện pháp phòng chống
  Cách phòng chống và hướng dẫn chăm sóc khi trẻ mắc Sởi
  Hỏi đáp về tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi
  Những điều cần biết về tình trạng sức khỏe hậu COVID-19
  Danh sách số điện thoại Lãnh đạo Phòng Y tế, Trung tâm Y tế, CBYT khoa Kiểm soát dịch bệnh, Lãnh đạo Trạm Y tế 16 xã, phường Trên địa bàn thành phố Cẩm Phả
  VẮC XIN ABHAYRAB 0,5ML (ẤN ĐỘ) PHÒNG BỆNH DẠI
  VẮC XIN SYNFLORIX (BỈ) PHÒNG CÁC BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN
  Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2
  Đảm bảo ATTP trong Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm 2021
  Bảo đảm an toàn thực phẩm đối với gia đình trong phòng chống dịch Covid- 19
  Bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống Covid 19 tại bếp ăn tập thể, nhà hàng, trường học.
  Triển khai hoạt động của Tổ COVID cộng đồng tại thành phố Cẩm Phả theo hướng dẫn của Sở Y tế Quảng Ninh.
   NỔI BẬT
Uống Vitamin A 2 lần /năm mắt sáng khoẻ mạnh
Phòng bệnh truyền qua thực phẩm do ký sinh trùng
THƯ MỜI CHÀO GIÁ Về việc mua vật tư phục vụ hoạt động TCMR năm 2025
Tập huấn triển khai tiêm huyết thanh kháng Dại tại Trung tâm Y tế năm 2025
Hàng giả, hàng nhái – mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe cộng đồng.
Đảm bảo an toàn thực phẩm trong mùa mưa lũ
   ĐANG ONLINE
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ CẨM PHẢ
Chịu trách nhiệm chính: Vũ Đức Phan - Giám đốc Trung tâm
Cơ quan chủ quản: Sở Y tế Tỉnh Quảng Ninh
Giấy phép xuất bản: Số 86/GPTTĐT-STTTT ngày 19/10/2022 của Sở Thông tin truyền thông
Địa chỉ: Số 445 đường Trần Phú, Cẩm Trung, Cẩm Phả. Quảng Ninh
Điện thoại: 02033.862.285 / Fax: 02033.862.048
Email: vanthu.ttyttpcp@gmail.com