Trang chủ > Tin tức, sự kiện

Bảo đảm an toàn thực phẩm mùa bão, lũ

Hàng năm cứ vào khoảng cuối mùa hạ đầu mùa thu những cơn bão đầu mùa đang bắt đầu xuất hiện trên biển Đông báo hiệu một mùa mưa bão với những diễn biến bất thường. Mùa mưa bão thường xảy ra vào khoảng tháng 6 đến cuối tháng 7 trong năm. Bão lũ không những gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của, mà hậu quả sau bão lũ cũng vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt đời sống hàng ngày của người dân.

Tại vùng bão lũ, các công trình vệ sinh, cống rãnh bị ngập trong nước nên các chất thải của người và gia súc, xác động thực vật hòa vào nước gây ô nhiễm nặng cho môi trường nước, đất và đồ vật chìm trong nước khiến mầm bệnh rất dễ lan nhiễm vào thức ăn, nước uống gây bệnh cho mọi người dân. Hơn nữa, sau bão lũ, việc cung cấp lương thực và thực phẩm bị hạn chế, nhiều địa phương còn bị cô lập bởi nước lũ, chưa có điều kiện thực hiện ăn chín, uống sôi. Vì vậy, những bệnh liên quan đến an toàn thực phẩm như bệnh tiêu chảy, tả, lỵ thường rất hay xảy ra.

Sau bão lũ có nhiều yếu tố môi trường, thời tiết thuận lợi làm cho thực phẩm dễ bị ô nhiễm vi sinh vật, trong đó có các vi sinh vật gây hư hỏng, biến chất thực phẩm và vi sinh vật gây bệnh. Bão lũ làm độ ẩm ướt của môi trường rất cao, nhiệt độ thường từ 20Co đến 35Co là vùng nhiệt độ rất thích hợp cho vi sinh vật phát triển. Độ pH của thực phẩm thông thường ở mức 6 - 8, đây cũng là giới hạn thích hợp cho đa số vi sinh vật phát triển. Các loại vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là vi khuẩn đường tiêu hóa sẽ theo đường ăn uống vào cơ thể gây ra các bệnh nguy hiểm.

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, góp phần bảo đảm sức khỏe cộng đồng trong mùa bão lũ, chúng ta cần lưu ý các vấn đề sau:

- Người dân không chế biến thực phẩm từ động vật chết không rõ nguyên nhân hoặc động vật đang bệnh. Những ngày này, có thể dùng thực phẩm (nước tương, muối lạc…) để thay thế thức ăn từ động vật. Rau có thể không còn thì tận dụng bộ phận của cây chuối, mít non luộc chín ăn. Mỗi đợt ngập lụt diễn ra từ 3 - 5 ngày, do vậy, ngay từ đầu mùa mưa nên chủ động tích trữ ít mỳ tôm, mắm, muối, nước uống, đồ ăn khô.

- Do những ngày mưa lũ, tuy không hiếm nhưng một số gia đình thường mua hoặc hái quá nhiều thực phẩm và tích trữ vào tủ lạnh, điều này khiến cho các thực phẩm hao hụt các dưỡng chất và vitamin. Vì vậy, chỉ nên dự trữ vừa đủ, không để thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh. Nên mua thêm các thức ăn tươi để bổ sung cho bữa ăn hàng ngày. Nhiều nghiên cứu cho thấy thịt, cá để trong tủ lạnh càng lâu càng dễ biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe người dùng.

- Trạm Y tế tham mưu cho UBND xã, phường tăng cường kiểm tra, giám sát việc bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ở địa phương, nhất là các thực phẩm thiết yếu, phổ biến, có nguy cơ cao ảnh hưởng do bão lụt. Phát hiện sớm, xử lý kịp thời thực phẩm ô nhiễm, thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm để xử lý kịp thời, tuyệt đối không dùng phân tươi để bón, tưới rau, củ quả.

- Chủ động xây dựng kết hoạch, tổ chức tốt việc bảo đảm, xử lý nước ăn uống, sinh hoạt trong tình huống đang ngập lụt và sau lũ lụt bằng các biện pháp lắng lọc, khử trùng bằng Chloramin T hoặc B và xử lý bằng biện pháp đun sôi trước khi uống theo hướng dẫn của Trạm Y tế.

- Giám sát phát hiện sớm ca bệnh, tổ chức cấp cứu và điều trị kịp thời không để diễn biến xấu xảy ra; tiến hành điều tra dịch tễ học theo quy định, xác định phương thức lây truyền, thức ăn nguyên nhân, nguyên nhân gây bệnh để tiên lượng, có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả nhằm ngăn chặn dịch bệnh.

Khi bão, lũ xảy ra, nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ rất cao, vì thế, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng thực phẩm tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm, thuỷ sản chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân để chế biến thực phẩm.

Để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, chống lại bệnh tật, người dân cần chủ động bổ sung vitamin vào khẩu phần ăn hằng ngày.

Về bảo đảm vệ sinh môi trường, người dân vùng bão lũ cần thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom, xử lý, chôn xác động vật. Sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo để xử lý khi chôn cất. Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.

Kịp thời phát hiện và dập tắt bệnh dịch truyền nhiễm như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm, đặc biệt cần đề phòng dịch tả, lỵ, thương hàn...

                                                                                                                                                Khoa ATTP-XN



Các tin liên quan:
  Truyền thông mất cân bằng giới tính năm 2024 tại trạm y tế xã, phường
  Tập huấn bệnh Phong cho cán bộ Y tế cơ sở năm 2024
  Về việc mua trang thiết bị, vật tư tiêu hao chương trình không lây nhiễm năm 2024
  Tập huấn hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm cho đối tượng cộng tác viên năm 2024
  Tập huấn công tác y tế trường học năm 2024
  Ngày sức khoẻ tâm thần thế giới 10-10-2024 “Ưu tiên cho sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc”.
  Tư vấn về sức khoẻ sinh sản vị thành niên và thanh niên
  Tập huấn Dự phòng lây truyền HIV, Viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con
  Đảm bảo an toàn thực phẩm cho các bếp ăn bán trú
  Điều tra dịch tễ phân vùng ký sinh trùng
  Đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh Sốt xuất huyết
  Hưởng ứng Ngày an toàn người bệnh Thế giới 17/9
  Trung tâm Y tế TP Cẩm Phả khắc phục sau bão số 3
  Hưởng ứng Ngày sơ cấp cứu Thế giới 14/9
  Bảo đảm an toàn thực phẩm mùa bão, lũ
   NỔI BẬT
Truyền thông mất cân bằng giới tính năm 2024 tại trạm y tế xã, phường
Tập huấn bệnh Phong cho cán bộ Y tế cơ sở năm 2024
Về việc mua trang thiết bị, vật tư tiêu hao chương trình không lây nhiễm năm 2024
Tập huấn hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm cho đối tượng cộng tác viên năm 2024
Tập huấn công tác y tế trường học năm 2024
Ngày sức khoẻ tâm thần thế giới 10-10-2024 “Ưu tiên cho sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc”.
   ĐANG ONLINE
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ CẨM PHẢ
Chịu trách nhiệm chính: Vũ Đức Phan - Giám đốc Trung tâm
Cơ quan chủ quản: Sở Y tế Tỉnh Quảng Ninh
Giấy phép xuất bản: Số 86/GPTTĐT-STTTT ngày 19/10/2022 của Sở Thông tin truyền thông
Địa chỉ: Số 445 đường Trần Phú, Cẩm Trung, Cẩm Phả. Quảng Ninh
Điện thoại: 02033.862.285 / Fax: 02033.862.048
Email: vanthu.ttyttpcp@gmail.com