Trang chủ > Phòng chống dịch bệnh

Bệnh phong, các triệu chứng và phòng bệnh

Bệnh phong là một bệnh nhiễm trùng do trực khuẩn Mycobacterium leprae gây nên. Bệnh tiến triển lâu dài, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây tàn tật nặng nề. Chính những tàn tật này làm cho người ta sợ hãi và xa lánh người bệnh. Hình ảnh lâm sàng của bệnh phong rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, biểu hiện ở da và thần kinh ngoại biên là hay gặp nhất.

- Tổn thương da: Bao gồm các dát (gặp trong phong thể bất định), củ (gặp trong phong thể củ), mảng thâm nhiễm, u phong (gặp trong phong thể trung gian và thể u). Các thương tổn này kèm theo giảm hoặc mất cảm giác.

- Tổn thương thần kinh ngoại biên: Các dây thần kinh ngoại biên viêm to (hay bị nhất là dây trụ, dây quay, dây chày sau...) mất cảm giác (nóng lạnh, đau, xúc giác) tại các vùng da do dây thần kinh chi phối. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tàn tật như: Cò ngón tay, ngón chân, bàn chân rủ, hở mi...

- Triệu chứng khác: Ngoài biểu hiện ở da và thần kinh ngoại biên, có thể gặp một số triệu chứng khác như: Rối loạn bài tiết (da khô, bóng mỡ), rối loạn dinh dưỡng (rụng lông mày, loét ổ gà...), viêm mũi, viêm thanh quản...

* Ca bệnh xác định: Một người được coi là bị bệnh phong khi có ít nhất một trong ba dấu hiệu sau:

- Tổn thương da kèm theo mất cảm giác.

- Tổn thương thần kinh có biểu hiện tàn tật: Dây thần kinh to, mất cảm giác, cò ngón hoặc teo cơ, …

- Xét nghiệm tại vùng tổn thương tìm thấy trực khuẩn phong Mycobacterium leprae.

 

Nguồn truyền nhiễm:

- Trực khuẩn phong tồn tại ở các tổn thương da, niêm mạc, thần kinh ngoại biên, đặc biệt là ở các bệnh nhân thuộc nhóm nhiều vi khuẩn củ hầu như ít khi tìm thấy trực khuẩn phong tại vùng tổn thương. Những bệnh nhân chưa được điều trị mới có khả năng lây lan. Tuy nhiên, sau điều trị bằng đa hóa trị liệu 1 tuần, hầu như không còn khả năng lây lan nữa.

- Thời kỳ ủ bệnh của bệnh phong rất lâu, trung bình 3-5 năm hoặc có trường hợp có thể 5 năm đến 10 năm.

Phương thức lây truyền: Bệnh phong là bệnh lây truyền, tuy nhiên lây chậm, lây ít và rất khó lây. Bệnh lây là do tiếp xúc gần gũi, nhiều và thường xuyên với nguồn bệnh. Theo nhiều nhà nghiên cứu, tỷ lệ lây lan giữa vợ - chồng, nếu một trong hai người bị bệnh chỉ từ 3 - 5%.

Tính cảm nhiễm và miễn dịch: Do có miễn dịch chéo nên đa số chúng ta đều có miễn dịch và sức đề kháng chống lại vi khuẩn phong. Chính vì vậy, mặc dù nhiều người nhiễm vi khuẩn này nhưng chỉ một số rất ít bị bệnh mà thôi. Theo các nhà dịch tễ học, tuổi càng bé càng dễ bị bệnh phong và tỷ lệ bệnh phong ở nam giới cao hơn ở nữ giới

Phòng chống bệnh phong: Cho đến nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh phong, vì vậy các biện pháp dự phòng bao gồm:

- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe bằng nhiều hình thức để mọi người hiểu rõ bệnh phong, không xa lánh, sợ hãi, tránh kỳ thị.

- Vệ sinh môi trường, ăn uống, dinh dưỡng đầy đủ nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

- Khi người ngờ có triệu chứng của bệnh, cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh tàn tật có thể xảy ra.

Nguyên tắc điều trị: Tất cả các bệnh nhân phong phải được điều trị bằng đa hóa trị liệu đủ liều, đủ thời gian qui định. Điều trị tại nhà và miễn phí hoàn toàn. Trường hợp có biến chứng có thể điều trị nội trú tại các cơ sở y tế.

Kính đề nghị Trưởng Ban biên tập phê duyệt./.

Tô Hoài Thu - KSDB TTYTCP



Các tin liên quan:
  BỆNH SỞI VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA
  Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống sốt rét 25/4/2025
  Đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh Sốt xuất huyết
  Bệnh Cúm mùa và các biện pháp phòng chống
  Cách phòng chống và hướng dẫn chăm sóc khi trẻ mắc Sởi
  Hỏi đáp về tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi
  Những điều cần biết về tình trạng sức khỏe hậu COVID-19
  Danh sách số điện thoại Lãnh đạo Phòng Y tế, Trung tâm Y tế, CBYT khoa Kiểm soát dịch bệnh, Lãnh đạo Trạm Y tế 16 xã, phường Trên địa bàn thành phố Cẩm Phả
  VẮC XIN ABHAYRAB 0,5ML (ẤN ĐỘ) PHÒNG BỆNH DẠI
  VẮC XIN SYNFLORIX (BỈ) PHÒNG CÁC BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN
  Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2
  Đảm bảo ATTP trong Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm 2021
  Bảo đảm an toàn thực phẩm đối với gia đình trong phòng chống dịch Covid- 19
  Bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống Covid 19 tại bếp ăn tập thể, nhà hàng, trường học.
  Triển khai hoạt động của Tổ COVID cộng đồng tại thành phố Cẩm Phả theo hướng dẫn của Sở Y tế Quảng Ninh.
   NỔI BẬT
Tập huấn triển khai tiêm huyết thanh kháng Dại tại Trung tâm Y tế năm 2025
Hàng giả, hàng nhái – mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe cộng đồng.
Đảm bảo an toàn thực phẩm trong mùa mưa lũ
Hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết lần thứ 15 năm 2025 trên địa bàn phường Cẩm Trung
Tuyên truyền nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe cho các bố, các mẹ nuôi con nhỏ
Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết để bảo vệ gia đình bạn
   ĐANG ONLINE
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ CẨM PHẢ
Chịu trách nhiệm chính: Vũ Đức Phan - Giám đốc Trung tâm
Cơ quan chủ quản: Sở Y tế Tỉnh Quảng Ninh
Giấy phép xuất bản: Số 86/GPTTĐT-STTTT ngày 19/10/2022 của Sở Thông tin truyền thông
Địa chỉ: Số 445 đường Trần Phú, Cẩm Trung, Cẩm Phả. Quảng Ninh
Điện thoại: 02033.862.285 / Fax: 02033.862.048
Email: vanthu.ttyttpcp@gmail.com