Trang chủ > Phòng chống dịch bệnh

Bảo đảm an toàn thực phẩm đối với gia đình trong phòng chống dịch Covid- 19

Trước diễn biến tình hình dịch Covid 19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt trong những ngày qua số ca mắc ngày càng tăng. Do vậy để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, phòng tránh ngộ độc thực phẩm và phòng chống dịch covid 19 trong Tháng hành động vì ATTP chúng ta cần chú ý những nội dung sau:

1. Khi mua thực phẩm:

- Phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với người xung quanh trong quá trình lựa chọn thực phẩm, khi chờ thanh toán.

- Sử dụng dung dịch khử khuẩn tay trước và sau khi ra khỏi cửa hàng, siêu thị.

- Sử dụng các dụng cụ gắp, kẹp thực phẩm chuyên dụng hoạc găng tay khi lực chọn thực phẩm tươi sống, không bao gói sẵn.

- Chọn thực phẩm tươi, ngon, không bị hư hỏng ( héo úa, ươn).

- Không mua thực phẩm bị mọt, mốc hết hạn sử dụng.

- Vệ sinh túi, làn, dụng cụ chứa đựng thực phẩm sau mỗi khi sử dụng.

2. Sơ chế, bảo quản thực phẩm sau khi mua về:

- Rau, củ, quả cần rửa sạch bùn, đất, rác…, để ráo nước và chia thành phần nhỏ (lượng đủ dùng cho một bữa ăn) trước khi gói, bọc, bảo quản trong nhiệt độ mát.

- Trứng khi mua về cần rửa sạch, lau khô và bảo quản ở nhiệt độ mát trừ sản phẩm đã được đóng hộp đóng vỉ sẵn.

- Thịt, cá và các sản phẩm động vật khác phải rửa sạch và để ráo nước; bọc kín bảo quản ở nhiệt độ mát khi chờ chế biến trong ngày, bảo quản ở nhiệt độ đông lạnh nếu bảo quản lâu hơn.

- Chú ý, rã đông thực phẩm bằng cách đặt trong ngăn mát tủ lạnh hoặc dưới vòi nước chảy hoặc bằng lò vi sóng; không để thực phẩm ra ngoài nhiệt độ phòng trong nhiều giờ.

- Để riêng các loại thực phẩm khác khi bảo quản trong tủ lạnh.

3. Đảm bảo an toàn khi chế biến:

- Rửa sạch tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, nấu ăn.

- Sử dụng dao, thớt dụng cụ chứa đựng riêng khi chế biến thực phẩm sống và thức ăn chín.

- Dụng cụ cần tráng bằng nước sôi trước khi sử dụng.

- Nấu chín kỹ thịt, hải sản, trứng gia cẩm ví dụ:

+ Tôm, cua nấu đến khi vỏ chuyển sang mầu đỏ và thịt chuyển sang mầu trắng; nấu các loại trai, hến, ốc … đến khi mở miệng.

+ Nấu chín trứng đến khi lòng đỏ và lòng trắng trở nên cứng.

- Khi sử dụng lò vi sóng để nấu làm nóng thức ăn:

Đựng trong đĩa /hộp chuyên dụng, đậy kín thực phẩm trước khi làm nóng bằng lò vi sóng trong thời gian phù hợp.

- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ khu vực bếp, tủ lạnh.

4. Bảo quản thức ăn:

Thức ăn sau khi nấu chín chưa ăn ngay bảo quản cần:

- Che đậy tránh bụi, côn trùng.

- Bảo quản ở nhiệt độ môi trường (khoảng 22Co) không quá 2 giờ.

- Môi trường mùa hè thì không để thực phẩm, thức ăn ở bên ngoài quá 1 giờ.

- Khi có nhu cầu bảo quản lâu hơn, cần sử dụng tủ lạnh hoặc tủ đông để bảo quản.

- Thức ăn dư thừa, nếu để sử dụng cho bữa ăn sau cần đậy kín rồi bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh; đun sôi trước khi ăn.

5. An toàn bữa ăn gia đình:

- Luôn thực hiện ăn chín, uống nước đun sôi để nguội.

- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.

- Không sử dụng đũa, thìa cá nhân để lấy các món ăn dùng chung; trên mâm hay bàn ăn phải có thìa /muỗng/ đũa để lấy thức ăn vào bát riêng.

- Không dùng chung ly nước uống.

- Không ăn thức ăn sống hoặc tái như cá sống, thịt sống, trứng sống, gỏi, tiết canh…

- Rau, của, quả khi ăn sống phải đảm bảo được rửa sạch nên gọt vỏ trước khi ăn.

6. An toàn thực phẩm cho người cách ly tại gia đình:

Người cách ly phải ở phòng cách ly riêng; có thùng rác cá nhân riêng phân loại rác thải; không tiếp xúc với các thành viên trong gia đình; không được nấu ăn, phục vụ ăn uống cho người khác; Không ngồi ăn chung với các thành viên trong gia đình; Dụng cụ đồ ăn uống của người cách ly phải được rửa, tiệt trùng, bảo quản riêng.

Lê Thị Thanh Huyền - VSATTP TTYTCP



Các tin liên quan:
  Hỏi đáp về tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi
  Những điều cần biết về tình trạng sức khỏe hậu COVID-19
  Danh sách số điện thoại Lãnh đạo Phòng Y tế, Trung tâm Y tế, CBYT khoa Kiểm soát dịch bệnh, Lãnh đạo Trạm Y tế 16 xã, phường Trên địa bàn thành phố Cẩm Phả
  VẮC XIN ABHAYRAB 0,5ML (ẤN ĐỘ) PHÒNG BỆNH DẠI
  VẮC XIN SYNFLORIX (BỈ) PHÒNG CÁC BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN
  Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2
  Đảm bảo ATTP trong Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm 2021
  Bảo đảm an toàn thực phẩm đối với gia đình trong phòng chống dịch Covid- 19
  Bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống Covid 19 tại bếp ăn tập thể, nhà hàng, trường học.
  Triển khai hoạt động của Tổ COVID cộng đồng tại thành phố Cẩm Phả theo hướng dẫn của Sở Y tế Quảng Ninh.
  Cập nhật tình hình dịch bệnh Covid-19 và công tác phòng chống dịch của Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả.
  Đừng bỏ lỡ cơ hội tiêm bổ sung vắc xin bạch hầu - uốn ván (Td) cho trẻ em lúc 7 tuổi
  Công tác Y tế tại các khu cách ly tập trung trên địa bàn thành phố Cẩm Phả.
  Đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho các trường học trên địa bàn thành phố Cẩm Phả trước ngày khai giảng năm học 2020 – 2021
  Cập nhật tình hình dịch bệnh Covid-19 và công tác phòng chống dịch của Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả.
   NỔI BẬT
Chiến dịch bổ sung Vitamin A cho trẻ đợt 2 năm 2024
Diễu hành hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2024
Thông báo về việc bán phế liệu
Tẩy giun cho học sinh trên địa bàn thành phố
Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023-2025
Về việc bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị tại 16 Trạm Y tế xã, phường và khoa phòng TTYT năm 2024
   ĐANG ONLINE
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ CẨM PHẢ
Chịu trách nhiệm chính: Vũ Đức Phan - Giám đốc Trung tâm
Cơ quan chủ quản: Sở Y tế Tỉnh Quảng Ninh
Giấy phép xuất bản: Số 86/GPTTĐT-STTTT ngày 19/10/2022 của Sở Thông tin truyền thông
Địa chỉ: Số 445 đường Trần Phú, Cẩm Trung, Cẩm Phả. Quảng Ninh
Điện thoại: 02033.862.285 / Fax: 02033.862.048
Email: vanthu.ttyttpcp@gmail.com