Trang chủ > Phòng chống dịch bệnh

Hỏi đáp về tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

Tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em giúp trẻ tránh mắc bệnh, giảm nguy cơ phải nhập viện và trở nặng nếú mắc bệnh, đồng thời giúp trẻ đến trường an toàn, tham gia các hoạt động xã hội, hạn chế lây lan trong trường học và những người xung quanh. Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em trong lứa tuổi này cũng góp phần tăng diện bao phủ vắc xin phòng COVID-19 trong cộng đồng để kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
  1.  Sự cần thiết phải tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi

    Tại Việt Nam, dịch COVID-19 hiện vẫn đang lây lan mạnh trong cộng đồng, trẻ em dưới 12 trong độ tuổi đi học chưa được tiêm chủng nên nguy cơ lây nhiễm SAR-CoV2 cho nhóm tuổi này rất cao. 

    Mặc dù khi mắc COVID-19, các triệu chứng ở trẻ em trong độ tuổi này đa phần là nhẹ, nhưng cũng có những trường hợp phải nhập viện và hậu quả của bệnh cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Trẻ có thể gặp phải các dấu hiệu bất thường kéo dài về sức khỏe như mệt mỏi, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, mất tập trung, đau cơ… ảnh hưởng đến khả năng học tập và có thể có những hậu quả lâu dài mà chúng ta cần tiếp tục theo dõi. Dịch COVID-19 trong thời gian vừa qua không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn làm gián đoạn học tập, vui chơi, ảnh hưởng đến phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.

    Tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em giúp trẻ tránh mắc bệnh, giảm nguy cơ  phải nhập viện và trở nặng nếú mắc bệnh, đồng thời giúp trẻ đến trường an toàn, tham gia các hoạt động xã hội, hạn chế lây lan trong trường học và những người xung quanh. Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em trong lứa tuổi này cũng góp phần tăng diện bao phủ vắc xin phòng COVID-19 trong cộng đồng để kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

  1. Tình hình triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi ở các quốc gia trên thế giới

    Hiện nay trên thế giới đã có hơn 60 quốc gia cho phép sử dụng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em  từ 5 đến dưới 12 tuổi tại Châu Mỹ như Mỹ, Châu Âu, một số quốc gia châu Á như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Philippines, Malaisia; Campuchia...

  1. Vắc xin phòng Covid-19 sử dụng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi là loại vắc xin gì?

    Bộ Y tế đã cho phép sử dụng hai loại vắc xin phòng Covid-19 để tiêm chủng cho trẻ em, vắc xin Comirnaty của Pfizer/BioNTech sử dụng cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi và vắc xin COVID-19 Moderna của Moderna sử dụng cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi. Tùy theo loại vắc xin được cung ứng và độ tuổi phù hợp, trẻ em sẽ được sử dụng một trong hai loại vắc xin trên.

  1. Lịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi?

Lịch tiêm gồm 2 mũi,  khoảng cách giữa 2 mũi là 4 tuần.

Trường hợp trẻ không được tiêm đúng lịch thì cần được tiêm chủng càng sớm càng tốt sau đó.

  1. Những trẻ nào sẽ chống chỉ định tiêm vắc xin phòng COVID-19?

Vắc xin Comirnaty của Pfizer sử dụng cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Không tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi.

Vắc xin Moderna sử dụng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên. Không tiêm cho trẻ dưới 6 tuổi.

Chống chỉ định tiêm vắc xin cho các trường hợp có tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng COVID-19 lần trước hoặc các thành phần của vắc xin phòng COVID-19.

  1. Những trẻ nào phải hoãn tiêm vắc xin phòng COVID-19?

    Tạm hoãn đối với các trường hợp đang mắc bệnh cấp tính mãn tính tiến triển như đang ốm, sốt, đang dùng thuốc kháng sinh….., các trường hợp này sẽ được tiêm chủng sau khi khỏi bệnh và tình trạng sức khỏe ổn định. Đối với trẻ đã mắc COVID-19, tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ sau khi khỏi bệnh ít nhất 3 tháng.

  1.  Những trẻ nào cần phải tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại bệnh viện ?

    Một số trường hợp cần được chuyển đến khám sàng lọc, tiêm chủng tại bệnh viện như mắc bệnh bẩm sinh, bệnh mãn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu... nghe tim phổi bất thường; có tiền sử phản vệ độ 3 với bất kỳ nguyên nhân gì.

  1. Có thể sử dụng hai loại vắc xin phòng COVID-19  cho cùng một đối tượng tiêm chủng không?

    Trong chiến dịch tiêm chủng lần này sẽ được cung ứng hai loại vắc xin là  Pfizer và vắc xin Moderna, mặc dù cả hai loại vắc xin này đều là vắc xin mRNA, nhưng đối với trẻ em sẽ không tiêm trộn 2 loại mà sử dụng cùng  một loại vắc xin để tiêm đủ hai mũi cho một trẻ. 

  1. Sau khi tiêm vắc xin COVID-19 có thể gặp những phản ứng gì?

    Các phản ứng sau tiêm vắc xin COVID-19 ở nhóm tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi theo nhà sản xuất khuyến cáo không có sự khác biệt so với người lớn.

    Các phản ứng thường gặp nhất ở nhóm tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi sau tiêm vắc xin Pfizer là đau tại vị trí tiêm (> 80%), mệt mỏi (> 50%), đau đầu (> 30%), tấy đỏ và sưng tại vị trí tiêm (> 20%), đau cơ và ớn lạnh (> 10%).

    Các phản ứng bất lợi được báo cáo nhiều nhất ở trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi sau tiêm vắc xin Moderna là đau tại vị trí tiêm (98,4%), mệt mỏi (73,1%), đau đầu (62,1%), đau cơ (35,3%), ớn lạnh (34,6%), buồn nôn/nôn mửa (29,3%), sưng/đau ở nách (27.0%), sốt (25,7%), ban đỏ tại vị trí tiêm (24,0%), sưng tại vị trí tiêm (22,3%) và đau khớp (21,3%).

Phản ứng viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim rất hiếm gặp và thường được ghi nhận ở nam giới độ tuổi thanh niên.

  1. Các bậc phụ huynh cần lưu ý gì trước và sau khi cho con đi tiêm chủng vắc xin COVID-19?

    Cho trẻ ăn uống đầy đủ trước khi đi tiêm chủng, giải thích khuyến khích động viên để trẻ không lo lắng khi đi tiêm chủng. Cha/mẹ/người giám hộ của trẻ cần điền thông tin đầy đủ và ký vào phiếu đồng ý tham gia tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Chủ động thông báo với cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh tật, dị ứng của trẻ để cán bộ y tế khám sàng lọc và tư vấn trước tiêm chủng.

    Cần theo dõi sức khỏe của trẻ trong vòng 28 ngày sau tiêm chủng, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu sau tiêm. Liên hệ với cán bộ y tế nếu có các dấu hiệu bết thường về sức khỏe hoặc không yên tâm về tình trạng sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng.

    Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi có các biểu hiện nghiêm trọng như ngứa, sưng môi/lưỡi, tê bì tay chân, co quắp tay chân, phát ban/mẩn đỏ toàn thân, phù mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, khó thở…. các dấu khác như sốt cao liên tục trên 39 °C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt, choáng ngất, đau ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim

Trong 3 ngày đầu sau tiêm luôn có người lớn hỗ trợ 24/24, tránh cho trẻ vận động mạnh.

  1. Có thể tiêm vắc xin phòng COVID-19  cùng với các vắc xin phòng bệnh khác trong 1 buổi tiêm chủng không?

    Hiện chưa có dữ liệu về việc tiêm chủng đồng thời vắc xin phòng COVID-19  cùng 1 buổi tiêm chủng với các vắc xin phòng bệnh khác. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo khoảng cách tối thiểu tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19  với các vắc xin phòng bệnh khác là 14 ngày.

  1. Con tôi bị hen phế quản có tiêm được vắc xin phòng COVID-19 không, cháu có được tiêm ở trường học không hay phải tiêm ở bệnh viện ?

    Trẻ mắc bệnh mãn tính như hen phế quản không có chống chỉ định tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 nhưng trẻ cần được chuyển đến khám sàng lọc, tiêm chủng tại bệnh viện.

Nguồn: CDC Quảng Ninh

Người tổng hợp: Bs Nguyễn Thị Cúc - TTYT TP Cẩm Phả

Ảnh: Internet



Các tin liên quan:
  Hỏi đáp về tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi
  Những điều cần biết về tình trạng sức khỏe hậu COVID-19
  Danh sách số điện thoại Lãnh đạo Phòng Y tế, Trung tâm Y tế, CBYT khoa Kiểm soát dịch bệnh, Lãnh đạo Trạm Y tế 16 xã, phường Trên địa bàn thành phố Cẩm Phả
  VẮC XIN ABHAYRAB 0,5ML (ẤN ĐỘ) PHÒNG BỆNH DẠI
  VẮC XIN SYNFLORIX (BỈ) PHÒNG CÁC BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN
  Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2
  Đảm bảo ATTP trong Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm 2021
  Bảo đảm an toàn thực phẩm đối với gia đình trong phòng chống dịch Covid- 19
  Bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống Covid 19 tại bếp ăn tập thể, nhà hàng, trường học.
  Triển khai hoạt động của Tổ COVID cộng đồng tại thành phố Cẩm Phả theo hướng dẫn của Sở Y tế Quảng Ninh.
  Cập nhật tình hình dịch bệnh Covid-19 và công tác phòng chống dịch của Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả.
  Đừng bỏ lỡ cơ hội tiêm bổ sung vắc xin bạch hầu - uốn ván (Td) cho trẻ em lúc 7 tuổi
  Công tác Y tế tại các khu cách ly tập trung trên địa bàn thành phố Cẩm Phả.
  Đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho các trường học trên địa bàn thành phố Cẩm Phả trước ngày khai giảng năm học 2020 – 2021
  Cập nhật tình hình dịch bệnh Covid-19 và công tác phòng chống dịch của Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả.
   NỔI BẬT
Về việc mua trang thiết bị, vật tư tiêu hao chương trình không lây nhiễm năm 2024
Tập huấn hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm cho đối tượng cộng tác viên năm 2024
Tập huấn công tác y tế trường học năm 2024
Ngày sức khoẻ tâm thần thế giới 10-10-2024 “Ưu tiên cho sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc”.
Tư vấn về sức khoẻ sinh sản vị thành niên và thanh niên
Tập huấn Dự phòng lây truyền HIV, Viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con
   ĐANG ONLINE
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ CẨM PHẢ
Chịu trách nhiệm chính: Vũ Đức Phan - Giám đốc Trung tâm
Cơ quan chủ quản: Sở Y tế Tỉnh Quảng Ninh
Giấy phép xuất bản: Số 86/GPTTĐT-STTTT ngày 19/10/2022 của Sở Thông tin truyền thông
Địa chỉ: Số 445 đường Trần Phú, Cẩm Trung, Cẩm Phả. Quảng Ninh
Điện thoại: 02033.862.285 / Fax: 02033.862.048
Email: vanthu.ttyttpcp@gmail.com